Tìm kiếm tin tức
Cổng Dịch vụ công quốc gia
Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thông tin liên quan Biển Đông từ 13-21/7/2020
Ngày cập nhật 31/07/2020

1. Phiên họp lần thứ 12 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc

Sáng 21/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến Phiên họp lần thứ 12 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc.

Về vấn đề trên biển, hai bên ghi nhận những kết quả đạt được của 10 cuộc đàm phán liên quan đến phân định và hợp tác cùng phát triển trên biển được tiến hành từ sau Phiên họp lần thứ 11 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương đến nay; ghi nhận các thành quả về hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển. Hai bên đã trao đổi thẳng thắn về tình hình trên biển thời gian qua và những điểm còn khác biệt về vấn đề trên biển.

 Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã nêu quan ngại trước những diễn biến phức tạp ở Biển Đông gần đây; đề nghị hai bên kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp, tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Hai bên nhất trí tuân thủ nhận thức chung cấp cao và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc; tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982; thúc đẩy các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển đạt kết quả thực chất; thực hiện toàn diện, hiệu quả DOC; thúc đẩy đàm phán COC sớm đạt kết quả thực chất.

http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr111027144142/ns200721181802

2. Tuyên bố Ngoại trưởng Mỹ về lập trường của Mỹ tại Biển Đông

Ngày 13/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã ra tuyên bố nêu rõ lập trường của Mỹ tại Biển Đông, chỉ trích các hành động của Trung Quốc và lên tiếng ủng hộ các nước ASEAN.

“Cả thế giới sẽ không để cho Bắc Kinh coi Biển Đông như là đế chế trên biển của mình. Mỹ sát cánh với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á trong việc bảo vệ các quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi của mình theo đúng quyền và nghĩa vụ mà luật pháp quốc tế quy định. Chúng tôi đồng hành cùng cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ quyền tự do trên biển, tôn trọng chủ quyền và phản đối tất cả các nỗ lực nhằm áp đặt nguyên tắc “chân lý thuộc về kẻ mạnh” ở Biển Đông hay ở các khu vực khác”.

https://www.state.gov/u-s-position-on-maritime-claims-in-the-south-china-sea/

3. Hội nghị Quan chức cao cấp Diễn đàn Khu vực ASEAN (SOM ARF)

Trước tình hình này, các nước nhấn mạnh yêu cầu kiềm chế, không có các hoạt động làm phức tạp tình hình và leo thang căng thẳng; kêu gọi thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm xây dựng Bộ Quy tắc (COC) hiệu lực, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển. Nhiều nước hoan nghênh và đánh giá cao lập trường nguyên tắc của ASEAN trong vấn đề Biển Đông thể hiện tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 vừa qua.

http://biengioilanhtho.gov.vn/vi/tin-tuc/hoi-nghi-quan-chuc-cao-cap-dien-dan-khu-vuc-asean-som-arf--896416.html

4. Hội nghị trực tuyến Quan chức cao cấp các nước tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS)

Các nước bày tỏ quan ngại về diễn biến trên thực địa gần đây, ảnh hưởng tiêu cực đến hòa bình, an ninh và thượng tôn pháp luật trong khu vực; nhấn mạnh cần thúc đẩy đối thoại và tăng cường xây dựng lòng tin, kiềm chế không có hoạt động làm gia tăng căng thẳng và phức tạp tình hình, không quân sự hoá, không sử dụng và đe doạ sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982. Các nước kêu gọi ASEAN và Trung Quốc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và nỗ lực sớm hoàn tất xây dựng một Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC) hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, được cộng đồng quốc tế công nhận.

http://biengioilanhtho.gov.vn/vi/tin-tuc/hoi-nghi-truc-tuyen-quan-chuc-cao-cap-cac-nuoc-tham-gia-hoi-nghi-cap-cao-dong-a-eas--896417.html

5. Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản phê phán Trung Quốc gây bất an

Ngày 14/7, Nhật Bản ra Sách Trắng Quốc phòng đánh giá về hành động của Trung Quốc ở các vùng biển đảo. Sách Trắng phê phán việc tàu thuyền của Trung Quốc hàng ngày vẫn hoạt động tại khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, bất chấp tất cả tiếp tục đơn phương thực hiện việc thay đổi hiện trạng.

https://vov.vn/the-gioi/sach-trang-quoc-phong-nhat-ban-phe-phan-trung-quoc-gay-bat-an-1070539.vov

6. Phát biểu của Ngoại trưởng Malaysia về vấn đề Biển Đông

Ngày 15/7, Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein nói rằng Malaysia sẽ không thỏa hiệp về vấn đề chủ quyền. Ông khẳng định tầm quan trọng của Malaysia và ASEAN trong việc đóng vai trò trung gian hòa giải giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc tại Biển Đông.

https://www.thestar.com.my/news/nation/2020/07/15/hisham-malaysia-will-not-compromise-on-south-china-sea-sovereignty

7. Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật điện đàm về vấn đề Biển Đông

Ngày 21/7, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Ismail Sabri Yaakob và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Kono Taro đã có cuộc điện đàm. Hai bên khẳng định lại lập trường của mình và nhấn mạnh rằng toàn bộ các bên cần phải hợp tác với nhau để bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định tại Biển Đông.

https://www.bernama.com/en/news.php?id=1862486

8. Indonesia kêu gọi các bên không leo thang căng thẳng tại Biển Đông

Ngày 16/7, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi nói rằng Indonesia tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS 1982. Bà cũng khẳng định lập trường kiên định và nhất quán của Indonesia về chủ quyền tại Biển Đông; đồng thời kêu gọi các nước kiềm chế, không có các hành động leo thang căng thẳng tại khu vực.

https://en.antaranews.com/news/152502/south-china-sea-indonesia-urges-parties-to-respect-international-laws

9. Brunei kêu gọi các nước tuân thủ luật pháp quốc tế và giải quyết tranh chấp hòa bình

Ngày 20/7, Bộ Ngoại giao Brunei đã ra tuyên bố khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực. Các nước cần giải quyết tranh chấp trên biển thông qua các biện pháp hòa bình, tuân theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.

http://www.mfa.gov.bn/Lists/Press%20Room/news.aspx?id=841&source=http://www.mfa.gov.bn/site/home.aspx

10. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng về vấn đề Biển Đông

Ngày 14/7, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stilwell đã ra phát biểu về tuyên bố lập trường của Mỹ về vấn đề Biển Đông. Ông làm rõ rằng Mỹ luôn đồng hành cùng các nước ASEAN trong việc đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các nước, đồng thời chỉ trích các hành động bắt ép của Trung Quốc tại Biển Đông và trong quá trình đàm phán COC.

https://www.state.gov/the-south-china-sea-southeast-asias-patrimony-and-everybodys-own-backyard/

11. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về tình hình Biển Đông

Ngày 15/7, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã nêu rõ: Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm, như đã nêu trong tuyên bố dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 36, rằng UNCLOS 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.

Việt Nam mong rằng các nước sẽ nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hoà bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại cùng các biện pháp hoà bình khác theo luật pháp quốc tế vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Việt Nam luôn đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào quá trình này.

http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/pbnfn/ns200715174718

http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/nr140808202328/ns200716164306

12. Một số ý kiến liên quan đến Biển Đông

Các nghị sĩ Mỹ ủng hộ Tuyên bố Ngoại trưởng làm rõ lập trường của Mỹ tại Biển Đông.

Ngày 21/7, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink có bài viết khẳng định cam kết của Mỹ đối với duy trì luật pháp quốc tế ở Biển Đông.

Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho rằng tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ thể hiện quyết tâm và cam kết của Mỹ đối với hòa bình và ổn định khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana ủng hộ mạnh mẽ lập trường của cộng đồng quốc tế về việc cần phải có một trật tự pháp lý ở Biển Đông.

Ngày 14/7, Người Phát ngôn Tổng thống Philippines Harry Roque nói rằng Philippines vẫn sẽ tiếp tục thúc đẩy lợi ích quốc gia của mình và mong giải quyết tranh chấp với Trung Quốc thông qua các kênh như ASEAN và các cơ chế như COC.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia Teuku Faizasyah khẳng định lập trường kiên định của Indonesia phù hợp với UNCLOS.

https://www.foreign.senate.gov/press/chair/release/risch-menendez-engel-mccaul-chinas-claims-in-south-china-sea-are-unlawful

https://vn.usembassy.gov/vi/cam-ket-cua-hoa-ky-va-luat-phap-quoc-te-tai-bien-dong/

https://asia.nikkei.com/Politics/International-relations/South-China-Sea/Asia-greets-US-shift-on-South-China-Sea-with-hope-and-doubt

Nguồn: UBBGQG - Bộ Ngoại giao

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 21.203.303
Truy cập hiện tại 16.919