Tìm kiếm tin tức
Cổng Dịch vụ công quốc gia
Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thông tin liên quan Biển Đông từ 17-27/8/2020
Ngày cập nhật 28/08/2020

1. Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc kiềm chế có các hành động quân sự tại Biển Đông

- Ngày 18/8, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kono Taro đã có buổi hội đàm với Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Khổng Huyễn Hựu (Kong Xuanyou), trong đó ông Kono bày tỏ quan ngại sâu sắc về các hoạt động quân sự của Trung Quốc tại quần đảo Senkaku và Biển Đông, đồng thời đề nghị Trung Quốc kiềm chế có các hành động trên.

- Ngày 27/8, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản, ông Suga Yoshihide đã phát biểu lập trường của Nhật Bản về hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông, phản đối những hành vi gây căng thẳng khu vực Biển Đông. Nhật Bản ủng hộ giải quyết vấn đề Biển Đông một cách hòa bình dựa trên luật pháp. Nhật Bản sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là nước đồng minh Mỹ nhằm bảo vệ tự do hàng hải nói chung.

https://jen.jiji.com/jc/eng?g=eco&k=2020081800824

https://vov.vn/the-gioi/nhat-ban-phan-doi-tat-ca-nhung-hanh-vi-gay-cang-thang-o-bien-dong-1088526.vov

2. Ngoại trưởng Indonesia đề nghị Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế

Trong chuyến công tác tại Trung Quốc từ 19-21/8, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đã hội đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, trong đó bà yêu cầu Trung Quốc đảm bảo an toàn cho các ngư dân Indonesia đang làm việc trên các tàu cá Trung Quốc và đề nghị Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông vì đây là điều cần thiết để duy trì quan hệ vững mạnh giữa Trung Quốc với ASEAN.

https://www.benarnews.org/english/news/indonesian/trafficking-probe-08202020184244.html

3. Philippines phản đối cáo buộc của Trung Quốc tại Biển Đông

- Ngày 20/8, Philippines gửi công hàm phản đối các hành động của Trung Quốc thu giữ bất hợp pháp dụng cụ đánh bắt cá của ngư dân Philippines và việc Trung Quốc phát sóng radio thách thức máy bay Philippines đang tuần tra trên biển Tây Philippines.

- Ngày 23/8, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nhấn mạnh rằng chính Trung Quốc mới là bên đưa ra các hành động khiêu khích bất hợp pháp tại Biển Đông. Cái mà Trung Quốc gọi là quyền lịch sử đối với khu vực bên trong đường chín đoạn chỉ tồn tại trong sự tưởng tượng của Trung Quốc.

https://newsinfo.inquirer.net/1326057/illegal-provocations-on-disputed-areas-coming-from-china

https://globalnation.inquirer.net/190332/ph-protests-chinas-illegal-confiscation-of-filipino-fishermens-payaos-in-scarborough

4. Đối Thoại ASEAN-Hàn Quốc lần thứ 24

Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ trong thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin đóng góp duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực. Hàn Quốc ủng hộ lập trường nguyên tắc của ASEAN, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp và các chuẩn mực quốc tế.

https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/doi-thoai-asean-han-quoc-lan-thu-24/455135.html

5. Phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam trước các diễn biến tại Biển Đông

- Về việc Trung Quốc tiến hành tập trận quân sự tại vùng biển phía Bắc Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam:

Việc Trung Quốc liên tiếp tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, huỷ bỏ và không tái diễn vi phạm tương tự.

- Về việc Cơ quan thực thi pháp luật trên biển của Malaysia truy đuổi tàu cá Việt Nam và làm 01 ngư dân Việt Nam thiệt mạng:

Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia làm việc với Bộ Ngoại giao Malaysia và yêu cầu các cơ quan chức năng của Malaysia cung cấp thông tin cụ thể về vụ việc, tạo điều kiện cho đại diện Đại sứ quán đi thăm lãnh sự các ngư dân và tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân đối với ngư dân thiệt mạng.

- Về vụ việc 3 tàu cá của Khánh Hòa cùng 26 ngư dân đang bị phía Indonesia tạm giữ:

Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã liên hệ với cơ quan chức năng sở tại đề nghị làm rõ, xác minh thông tin về vụ việc trên và đề nghị phía Indonesia sớm thông báo chính thức cho phía Việt Nam, đồng thời sẵn sàng tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân:

Về thông tin Trung Quốc điều oanh tạc cơ H6J đến đảo Phú Lâm, Hoàng Sa vào đầu tháng 8:

Việc các bên đưa các loại vũ khí cũng như máy bay chiến đấu ra quần đảo Hoàng Sa không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam mà còn làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.

Việt Nam kêu gọi các bên có đóng góp trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trên Biển Đông.

http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/pbnfn/ns200826153430

http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/pbnfn/ns200818091957

http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/nr140808202328/ns200820160858

6. Các nước muốn bán thiết bị quốc phòng cho các nước ASEAN

- Nhật Bản đang đặt mục tiêu cung cấp thiết bị quốc phòng cho các nước đang gặp thách thức trước việc Trung Quốc đang củng cố lực lượng quân sự. Tokyo kỳ vọng các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh ở Biển Đông sẽ quan tâm radar trên đất liền và máy bay tuần tra của Nhật Bản.

- Trước sự gia tăng các hoạt động quân sự tại Biển Đông của Trung Quốc, ngày 20/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng Mỹ sẵn sàng đẩy mạnh việc bán các thiết bị quốc phòng cho các nước ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để gia tăng khả năng phòng thủ.

https://asia.nikkei.com/Business/Aerospace-Defense/Japan-pushes-defense-equipment-exports-with-corporate-expertise

https://asia.nikkei.com/Politics/International-relations/US-arms-sales-in-Indo-Pacific-pick-up-as-China-tensions-build

7. Kết quả bầu cử thành viên của Tòa án quốc tế về Luật Biển

Ngày 24/8, tại cuộc họp Đại Hội đồng các nước thành viên UNCLOS lần thứ 30 đã diễn ra cuộc bầu cử thành viên mới của Tòa án quốc tế về Luật Biển, gồm: Ông David Attard (Malta), Bà Ida Caracciolo (Italy), Ông Jielong Duan (Trung Quốc), Bà Maria Teresa Infante Caffi (Chile), Ông Maurice Kengne Kamga (Cameroon), và ông Markiyan Kulyk (Ukraine)./.

Nguồn: UBBGQG - Bộ Ngoại giao

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 21.294.917
Truy cập hiện tại 36.075