Tìm kiếm tin tức
Cổng Dịch vụ công quốc gia
Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Chung nhan Tin Nhiem Mang
 
Nhà đầu tư Nhật Bản rốt ráo tìm đối tác M&A tại Việt Nam
Ngày cập nhật 26/08/2020

Nhiều doanh nghiệp lớn của Nhật Bản đang thông qua các đối tác tìm mua các công ty Việt Nam nhằm nhanh chóng mở rộng sản xuất, kinh doanh.

 

Một phần của làn sóng

Theo nguồn tin riêng của Báo Đầu tư, một số công ty Nhật Bản trong lĩnh vực công nghệ thông tin có nhu cầu tìm mua công ty cùng lĩnh vực của Việt Nam. Trong số đó, một doanh nghiệp đã có công ty con tại Thái Lan muốn tìm đối tác để mua bán, sáp nhập (M&A) ở Việt Nam trong lĩnh vực gia công phần mềm, chuyển đổi số, phần mềm quản lý dự án, quản lý nhân lực, Big Data… Một công ty chuyên cung cấp dịch vụ Call Center, đã thành lập công ty con tại TP.HCM cũng muốn tìm mua lại công ty công nghệ của Việt Nam, với mức giá kỳ vọng dưới 10 triệu USD.

Ngoài các công ty trong lĩnh vực công nghệ, các nhà đầu tư Nhật Bản rất quan tâm tới các dự án khách sạn, khu công nghiệp, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, chế biến thủy sản, sản xuất dược phẩm tại Việt Nam. “Đây mới chỉ là một phần của làn sóng”, ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) tại Hà Nội nói trong cuộc họp mới đây.

Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ chi phí để các doanh nghiệp nước này chọn sang Việt Nam nhằm đa dạng chuỗi cung ứng. Trong đó, 15 trên 30 doanh nghiệp Nhật Bản thuộc chương trình hỗ trợ dịch chuyển hoạt động sản xuất sang các nước ASEAN, do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) phát động, được hỗ trợ kinh phí.

Mức tối đa các doanh nghiệp có thể được hỗ trợ là 5 tỷ yên (hơn 1.000 tỷ đồng). Các doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế thuộc nhóm ưu tiên của METI. Các doanh nghiệp phải hoàn thành việc xây dựng nhà máy và được kiểm duyệt trước tháng 3/2025, với lĩnh vực sản xuất trang thiết bị y tế hạn chót là tháng 3/2023.

Chiến lược M&A khác nhau

Thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản muốn chốt thương vụ với doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông Masahiro Kotaka, Giám đốc điều hành KPMG Nhật Bản, vẫn có những khoảng cách lớn để hai bên tìm tiếng nói chung. Trong khi nhà đầu tư Nhật Bản quá thận trọng do ưu tiên tuân thủ các quy tắc quản trị, thì phía doanh nghiệp Việt Nam lại nôn nóng được phát triển nhanh dựa vào nguồn vốn, kinh nghiệm và công nghệ của bên đầu tư.

Ngoài ra, ưu tiên số một của các công ty Việt Nam khi chọn đối tác Nhật Bản là tiếp cận công nghệ, thiết bị máy móc, chất lượng quản lý, các tiêu chuẩn, làm sao để giảm thiểu chi phí không cần thiết trong sản xuất và cuối cùng mới là vốn đầu tư.

Trong khi đó, kỳ vọng lớn nhất của các công ty Nhật Bản lại khác. Đầu tiên, họ nhìn vào thương hiệu, đặc biệt trong lĩnh vực hàng tiêu dùng. Khi đã có thương hiệu, họ giảm thiểu thời gian, chi phí thực hiện các chương trình tiếp thị, khuyến mãi rầm rộ.

Kế tiếp là kênh phân phối. Dù các công ty Nhật Bản hiểu sản phẩm Nhật khó bán ở Việt Nam trong ngắn hạn, nhưng về dài hạn, họ có tham vọng bán sản phẩm đến thị trường mới. Do vậy, họ đặt kỳ vọng vào các công ty có hệ thống phân phối mạnh và rộng để bao phủ thị trường.

Cuối cùng là năng lực sản xuất, bởi việc sản xuất ở Nhật Bản có giá thành khá cao. Cho đến nay, hầu hết công ty Nhật đặt nhà máy tại Trung Quốc, nhưng chi phí tại đây đang tăng lên và dịch bệnh kéo dài, nên có xu thế tìm kiếm địa điểm sản xuất mới. Tuy nhiên, yếu tố này chỉ biểu hiện ở một số lĩnh vực chế biến, gia công sản phẩm, phải thuê nhiều công nhân và mặt bằng nhà xưởng, kho bãi...

 

Nguồn: Báo Đầu tư
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 21.204.568
Truy cập hiện tại 17.385