Tìm kiếm tin tức
Cổng Dịch vụ công quốc gia
Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Chung nhan Tin Nhiem Mang
 
Công tác quản lý thông tin đối ngoại tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 08/12/2016

Trước bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và viễn thông, sự căng thẳng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế  xã hội …đã tác động đến hầu hết tất cả quốc gia trên thế giới. Vì mục tiêu phát triển và hội nhập của mình, nhiều quốc gia trên thế giới ngày càng quan tâm đến công tác thông tin đối ngoại, coi đó là vấn đề quan trọng nhằm quảng bá những giá trị tốt đẹp, những lợi thế vốn có, đồng thời quảng bá, nâng cao vị thế vai trò của quốc gia trên trường quốc tế. Trong những năm qua, công tác thông tin đối ngoại của tỉnh Thừa Thiên Huế đã thu được nhiều kết quả, đóng góp vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới, nâng cao vị thế của Việt Nam lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự phát triển, tiềm năng và thế mạnh của đất nước thì công tác thông tin đối ngoại vẫn còn một số hạn chế đáng kể. Đóng góp chung vào sự phát triển của công tác này phái kể đến hoạt động của đông đảo lực lượng phóng viên nước ngoài tác nghiệp tại địa bàn tỉnh. 

Thừa Thiên Huế là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nhiều di sản vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận, là thành phố Festival của Việt Nam, nơi thu hút hàng chục ngàn lượt khách đến tham quan, đầu tư, học hỏi, làm việc; đây cũng là nơi có vị thế giao lưu đối ngoại mạnh mẽ của cả nước được thể hiện qua việc có rất nhiều đoàn cấp cao viếng thăm Huế, nhiều hội thảo hội nghị quốc tế được diễn ra tại đây. Do đặc thù như vậy hoạt động của lực lượng phóng viên nước ngoài tại Thừa Thiên Huế là rất phong phú, mạnh mẽ.  Tại địa bàn Thừa Thiên Huế những năm trở lại đây, số lượng phóng viên nước ngoài đến tác nghiệp ngày một ít đi so với 10 năm trước, hình ảnh, thông tin  của Huế được đưa các kênh nước ngoài như CNN, BBC..không được phong phú như thời gian trước. Tình hình thực tế nghiên cứu trong 5 năm qua cho thấy, trong năm 2010 có 41 đoàn với 189 lượt người. Chiếm số đông vẫn là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh Pháp, Úc, Trung Quốc. Các đoàn Hoa Kỳ vẫn tiếp tục khai thác các chủ đề về chiến tranh, chất độc da cam. Các đoàn Nhật Bản nghiêng về ẩm thực, phong cảnh. Một số đoàn còn lại tập trung thực hiện các vấn đề trong các dự án được thực hiện tại tỉnh, quay một số phong cảnh đẹp chùa chiền, đường phố…

 Trong năm 2011 có 26 đoàn, chiếm chỉ hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Các đoàn tập trung vào các quốc tịch Nhật Bản, Trung quốc, ngoài ra có một số đoàn mới như Tây Ban Nha, Đức, Singapore, Hàn Quốc, Brazil…chủ yếu tập trung vào ghi hình các di tích lịch sử, các phóng sự về nhiễm chất độc da cam, các dự án. Đối với các đoàn Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đưa tin về các trận đánh trong cuộc chiến năm xưa.

Năm 2012, có 32 đoàn chủ yếu mang quốc tịch Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nauy, Ý…Hầu hết nội dung đều tập trung vào quay phong cảnh và các di tích lịch sử tại Huế. Một số đoàn tiếp tục thực hiện quay phim về các cựu chiến binh với mục đích tìm hiểu lại các trận đánh lịch sử, tiêu biểu là đoàn làm phim Florentine của Mỹ đã tiến hành phỏng vấn chị Nguyễn Thị Hoa là một trong 11 cô gái Sông Hương. Nội dung phỏng vấn xoay quanh về tuổi thơ, gia đình và những ký ức của chị trong cuộc chiến.

              Trong năm 2013, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đón, hướng dẫn và quản lý 44 đoàn với 309 lượt phóng viên đến hoạt động trên địa bàn tỉnh. So với năm 2012 mặc dù số lượng đoàn phóng viên tăng lên không đáng kể (44 đoàn năm 2013 so với 36 đoàn năm 2012) nhưng số lượng phóng viên tăng gấp 3 lần so với năm 2012 (309 lượt phóng viên năm 2013 so với 122 lượt phóng viên 2012). Hầu hết các đoàn phóng viên thuộc các hãng, đài đến từ các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Hoa Kỳ, trong đó số lượng phóng viên đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm tỷ lệ cao (Nhật Bản 11 đoàn/45 lượt người, Hàn Quốc 3 đoàn/47 lượt người).

           Trong năm 2014, Sở Ngoại vụ đã đón và hướng dẫn 45 đoàn phóng viên nước ngoài với số lượng 188 người, trong đó số lượng đoàn phóng viên hoạt động theo sự quản lý của Bộ Ngoại giao gồm 33 đoàn (với số lượng 125 người), số lượng đoàn phóng viên tháp tùng đoàn ngoại giao gồm 2 đoàn (với số lượng 46 người) và số lượng đoàn phóng viên hoạt động trong khuôn khổ Festival gồm 10 đoàn (với số lượng 17 người). So với năm 2013, số lượng này tăng không đáng kể (từ 44 đoàn lên 45 đoàn trong năm 2014)

Trong năm 2015 đã phối hợp các ngành liên quan đón, hướng dẫn và quản lý 31 đoàn với 133 lượt phóng viên đến hoạt động trên địa bàn tỉnh. Trong đó 28 đoàn phóng viên hoạt động dưới sự quản lý của Bộ Ngoại giao (với số lượng 117 người), 3 đoàn phóng viên tháp tùng đoàn ngoại giao (với số lượng 16 người).

So với năm 2014 (năm festival), số lượng phóng viên hoạt động trên địa bàn tỉnh trong năm 2015 giảm hơn 14 đoàn (năm 2014 với số lượng là 45 đoàn với 188 lượt người). Các quốc gia có lượt phóng viên nước ngoài hoạt động trên địa bàn nhiều gồm Nhật Bản (6 đoàn /18 lượt người), Úc (4 đoàn/13 người), Mỹ (4 đoàn/23 người).

Nhìn chung, việc tranh thủ phóng viên nước ngoài ở địa bàn Thừa Thiên Huế đang có những cơ hội và những thuận lợi mới. Trong những năm trở lại đây, số lượng phóng viên tác nghiệp có xu hướng mở rộng mục đích hoạt động. Nếu như tính đến 5 năm trước đây phóng viên chủ yếu tập trung vào quảng bá du lịch, danh lam thắng cảnh, thì bây giờ ngoài loại hình này, phóng viên của các dự án lại hoạt động rất mạnh mẽ. Việc hoạt động của phóng viên trong các dự án được thực hiện có quy cũ, hầu hết đếu thực hiện theo quy định, chỉ có một số ít các dự án mới thực hiện chưa thông hiểu và chưa được cập nhật kiến thức về quản lý phóng viên báo chí.

Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, hoạt động phóng viên nước ngoài tại địa bàn còn gặp nhiều khó khăn nhất định. Hoạt động của phóng viên diễn ra rải rác, một tháng có một vài đoàn với nội dung chưa thực sự  phong phú, chưa có tính bức phá, sôi nổi như những năm cách đây 10 năm. Nếu không có sự xuất hiện của một số dự án được đầu tư ở Huế, số lượng phóng viên sẽ giảm sút, các chủ đề cũng không có gì mới ngoài khai thác về chiến tranh, chất độc da cam, phong cảnh. Một số điều đáng quan tâm ở đây trước hết là số lượng phóng viên đến đưa tin về Festival. Từ những Festival Huế lần thứ nhất, thứ hai với hàng chục đoàn phóng viên tham dự. Đến các kỳ Festival Huế sau này, số lượng các đoàn phóng viên giảm sút rõ rệt. Năm 2008, có 9 đoàn phóng viên tham dự Festival,  thế nhưng, đến kỳ Festival 2016, chỉ có ba đoàn.

Để tiếp tục phát triển công tác thông tin đối ngoại tại địa bàn tỉnh, trước hết cần tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức của địa phương về công tác thông tin đối ngoại, vai trò của hoạt động phóng viên nước ngoài để có thể hỗ trợ, phối hợp theo chức năng nhiệm vụ của mình.  

Tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ Ngoại giao và các cơ quan Trung ương trong công tác bồi dưỡng, cập nhật kiến thức liên quan cho công chức, nhất là cán bộ phụ trách thông tin đối ngoại. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong tỉnh trong việc quản lý và tranh thủ phóng viên nước ngoài hoạt động ở địa bàn Thừa Thiên Huế và các cơ quan liên quan tổ chức đón tiếp, quản lý, cung cấp thông tin quảng bá về tình hình kinh tế xã hội và thông tin xúc tiến về hợp tác đầu tư cho các đoàn khách nước ngoài đến công tác tại tỉnh và khi các đoàn lãnh đạo tỉnh đi công tác nước ngoài; Quảng bá thông tin đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và cho cộng đồng doanh nghiệp, người dân của các vùng, quốc gia có quan hệ.

NLNH
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 21.218.253
Truy cập hiện tại 6.265