Tìm kiếm tin tức
Cổng Dịch vụ công quốc gia
Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Chung nhan Tin Nhiem Mang
 
Quy định thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Ngày cập nhật 18/04/2016

      Ngày 03 tháng 02 năm 2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2016 và thay thế Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2013 và Điểm a Mục 4 Nghị quyết số 47/NQ-CP ngày 8/7/2014 của Chính phủ.

* Những điểm mới của Nghị định 11/2016/NĐ-CP:

Nhằm khắc phục các vướng mắc, khó khăn khi triển khai thực tế tại Nghị định 102/2013, Nghị định mới này quy định rõ ràng, chi tiết hơn về việc cấp giấy phép lao động, cấp lại giấy phép lao động, bổ sung nội dung trục xuất người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động. Một trong số điểm mới cần lưu ý của Nghị định là đối với nội dung xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trước đây không quy định về thời hạn xác nhận, sẽ là kẻ hở pháp luật khi đối tượng xác nhận chuyển sang một công việc khác không thuộc đối tượng được miễn giấy phép lao động nhưng vẫn sử dụng giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền để né tránh việc xin cấp giấy phép lao động theo quy định với nhiều mục đích khác nhau. Tại Điều 8 Nghị định 11/2016 quy định rõ thời hạn xác nhận không quá 02 năm và theo thời hạn của một trong tám trường hợp quy định cụ thể tại Điều 11 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP  về thời hạn của giấy phép lao động.

Ngoài ra, Nghị định mới còn quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đối với một số trường hợp đặc biệt trong trường hợp đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà chuyển làm cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động hiện hữu; hoặc làm khác vị trí công việc nhưng không thay đổi người sử dụng lao động......; về thời hạn cấp giấy phép lao động theo Nghị định mới chỉ còn 07 ngày làm việc (trước kia là 10 ngày); về trường hợp được cấp lại giấy phép lao động quy định trước ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày trước ngày giấy phép lao động hết hạn (quy định cũ là trước ít nhất 05 ngày nhưng không quá 15 ngày). Điều kiện mở rộng này tạo thuận lợi cho người lao động khi tiến hành các thủ tục cấp lại giấy phép lao động, gia hạn visa, xin tạm trú, lưu trú được dễ dàng hơn khi trình tự, thủ tục, thời gian của các lĩnh vực khác không điều chỉnh cùng một khoảng thời gian.

Đối với các trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động thì trong vòng 15 ngày sau khi phát hiện, cơ quan có thẩm quyền đề nghị cơ quan công an trục xuất người lao động đó.

* Điều khoản chuyển tiếp:

- Đối với các loại giấy tờ gồm: văn bản chấp thuận về sử dụng người lao động nước ngoài, văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động và giấy phép lao động đã được cấp theo quy định tại Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì tiếp tục sử dụng đến khi hết thời hạn.

- Trường hợp người sử dụng lao động đã nộp báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép lao động hoặc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ngày nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Tập tin đính kèm:
Nguyễn Thị Kim Oanh
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 21.218.253
Truy cập hiện tại 1.928