Tìm kiếm tin tức
Cổng Dịch vụ công quốc gia
Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Chung nhan Tin Nhiem Mang
CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
Ngày cập nhật 08/02/2021

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP phê duyệt kết quả pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật đối với các chủ đề: Bảo hiểm; Giao thông, vận tải; Thi đua, khen thưởng, các danh hiệu vinh dự nhà nước; Thông tin, báo chí, xuất bản và 27 đề mục gồm: Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, Biển Việt Nam, Tần số vô tuyến điện, Dầu khí, Hóa chất, Chuyển giao công nghệ, Thủy sản, Thuế bảo vệ môi trường, Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Cạnh tranh, Quản lý ngoại thương, Thương mại, Công tác văn thư, Phòng, chống tác hại của rượu, bia…Trong đó, nội dung về cơ quan đại diện nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được thể hiện như sau:

ĐỀ MỤC 23.1
CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI

(Xem Danh mục văn bản pháp điển vào đề mục: )

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 23.1.LQ.1. Phạm vi điều chỉnh

(Điều 1 Luật số 33/2009/QH12 Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 18/06/2009 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009 )

 

Luật này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là cơ quan đại diện) và quản lý nhà nước đối với cơ quan đại diện.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 41.5.LQ.5. Chính sách phát triển du lịchĐiều 41.5.LQ.74. Trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch của Bộ, cơ quan ngang Bộ)

Điều 23.1.NĐ.1.1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

(Điều 1 Nghị định số 08/2003/NĐ-CP Về hoạt động của Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế ngày 10/02/2003 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/03/2003 )

 

Nghị định này điều chỉnh các hoạt động do Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (dưới đây gọi tắt là Cơ quan đại diện) thực hiện nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam trong hoạt động kinh tế, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo hộ quyền và lợi ích kinh tế hợp pháp của tổ chức, cá nhân Việt Nam ở nước tiếp nhận.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 41.5.LQ.74. Trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch của Bộ, cơ quan ngang Bộ)

Điều 23.1.NĐ.2.1. Phạm vi điều chỉnh

(Điều 1 Nghị định số 104/2018/NĐ-CP Nghị định 104/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 08/08/2018 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/08/2018 )

 

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài về việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hoạt động thường xuyên, kinh phí hoạt động chuyên môn đặc thù trong lĩnh vực thương mại (sau đây gọi chung là kinh phí hoạt động trong lĩnh vực thương mại) tại cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là cơ quan đại diện), việc quản lý các dự án đầu tư tại cơ quan đại diện và trường hợp đặc biệt bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền.

 

Điều 23.1.NĐ.2.2. Đối tượng áp dụng

(Điều 2 Nghị định số 104/2018/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/08/2018)

 

Nghị định này áp dụng với các cơ quan đại diện, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

 

Điều 23.1.NĐ.3.1. Phạm vi điều chỉnh

(Điều 1 Nghị định số 08/2019/NĐ-CP Quy định một số chế độ đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài ngày 23/01/2019 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/03/2019 )

 

Nghị định này quy định chế độ sinh hoạt phí, phụ cấp, trợ cấp, chế độ bảo hiểm khám, chữa bệnh, thời gian làm việc và một số chế độ khác đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc nguồn thu từ ngân sách nhà nước, phu nhân/phu quân và con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

 

Điều 23.1.NĐ.3.2. Đối tượng áp dụng

(Điều 2 Nghị định số 08/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/03/2019)

 

1. Thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, phu nhân/phu quân và con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

2. Các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc bảo đảm và thực hiện các chế độ theo quy định của Nghị định này.

 

Điều 23.1.TT.1.1. Đối tượng điều chỉnh

(Điều 1 Thông tư số 01/2010/TT-BNG Hướng dẫn sử dụng biểu tượng quốc gia và nghi thức nhà nước tổ chức một số hoạt động đối ngoại tại cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 15/07/2010 của Bộ Ngoại giao, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/09/2010 )

 

Thông tư này điều chỉnh đối với cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài bao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế theo quy định tại Điều 4 của “Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài”.

 

Điều 23.1.TT.1.2. Phạm vi điều chỉnh

(Điều 2 Thông tư số 01/2010/TT-BNG, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/09/2010)

 

Thông tư quy định việc sử dụng:

a) Quốc kỳ, quốc huy, quốc thiều, ảnh hoặc tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, ảnh lãnh đạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quốc kỳ, quốc huy, quốc thiều, ảnh lãnh tụ, lãnh đạo của quốc gia tiếp nhận, cờ của chủ thể địa phương nơi đặt cơ quan đại diện lãnh sự hay văn phòng trực thuộc cơ quan đại diện và cờ của tổ chức quốc tế tiếp nhận (gọi tắt là biểu tượng quốc gia).

b) Biển hiệu cơ quan đại diện, văn phòng trực thuộc cơ quan đại diện và nhà riêng người đứng đầu cơ quan đại diện.

c) Nghi thức nhà nước tổ chức một số hoạt động đối ngoại.

 

Điều 23.1.TL.1.1. Phạm vi điều chỉnh vu đối tượng áp dụng

(Điều 1 Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BNG-BNV Hướng dẫn về quản lý, điều hành hoạt động của cán bộ biệt phái tại các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 15/08/2012 của Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2012 )

 

1. Thông tư này hướng dẫn về quy trình cử, bổ nhiệm thành viên cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài sau đây gọi là cơ quan đại diện; cơ chế phối hợp trong việc quản lý, điều hành hoạt động; chế độ báo cáo, cung cấp thông tin và đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ biệt phái tại các cơ quan đại diện.

2. Đối tượng áp dụng của Thông tư bao gồm các cơ quan chủ quản, các cơ quan đại diện, người đứng đầu các cơ quan đại diện và cán bộ biệt phái tại các cơ quan đại diện.

 

Điều 23.1.LQ.2. Cơ quan đại diện

(Điều 2 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009)

 

1. Cơ quan đại diện thực hiện chức năng đại diện chính thức của Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế tiếp nhận và thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại phù hợp với quy định tại Điều 12 của Luật này.

2. Cơ quan đại diện bao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế.

3. Cơ quan đại diện được hưởng đầy đủ quyền ưu đãi, miễn trừ phù hợp với pháp luật quốc tế.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.3.LQ.53. Đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoàiĐiều 15.3.TL.2.1. Phạm vi Điều chỉnh)

Điều 23.1.LQ.3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan đại diện

(Điều 3 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009)

 

1. Thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam.

2. Chịu sự chỉ đạo của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự quản lý trực tiếp của Bộ Ngoại giao và sự giám sát của Quốc hội.

3. Hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và pháp luật của quốc gia nơi đặt trụ sở của cơ quan đại diện.

4. Tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng.

 

Điều 23.1.TT.1.4. Nguyên tắc áp dụng quy định

(Điều 4 Thông tư số 01/2010/TT-BNG, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/09/2010)

 

Cơ quan đại diện sử dụng biểu tượng quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, biểu tượng của quốc gia hoặc của tổ chức quốc tế tiếp nhận và tổ chức các hoạt động đối ngoại phù hợp với quy định của Thông tư này và các nguyên tắc sau đây:

1. Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện trong quan hệ với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

2. Phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về nghi thức nhà nước đối với các cơ quan nhà nước Việt Nam.

3. Phù hợp với các quy định của các thỏa thuận và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

4. Phù hợp với luật và thông lệ quốc tế, pháp luật của quốc gia, quy định của tổ chức quốc tế tiếp nhận và quy định của địa phương nơi cơ quan đại diện đặt trụ sở cơ quan, văn phòng trực thuộc.

 

Điều 23.1.LQ.4. Giải thích từ ngữ

(Điều 4 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009)

 

Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cơ quan đại diện ngoại giao là Đại sứ quán.

2. Cơ quan đại diện lãnh sự là Tổng Lãnh sự quán và Lãnh sự quán.

3. Cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế là Phái đoàn thường trực, Phái đoàn, Phái đoàn quan sát viên thường trực và cơ quan có tên gọi khác thực hiện chức năng đại diện của Nhà nước Việt Nam tại tổ chức quốc tế liên chính phủ.

4. Khu vực lãnh sự là bộ phận lãnh thổ của quốc gia tiếp nhận được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận thỏa thuận để cơ quan đại diện lãnh sự thực hiện chức năng lãnh sự.

5. Thành viên cơ quan đại diện bao gồm người đứng đầu cơ quan đại diện, viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự và nhân viên cơ quan đại diện.

6. Viên chức ngoại giao là người đảm nhiệm chức vụ ngoại giao.

7. Viên chức lãnh sự là người đảm nhiệm chức vụ lãnh sự.

8. Lãnh sự danh dự là viên chức lãnh sự không chuyên nghiệp và không phải là cán bộ, công chức, viên chức Việt Nam, bao gồm Tổng Lãnh sự danh dự và Lãnh sự danh dự.

9. Nhân viên cơ quan đại diện là người đảm nhận công việc hành chính, kỹ thuật hoặc phục vụ.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.3.TL.2.3. Giải thích từ ngữ)

Điều 23.1.NĐ.3.3. Giải thích từ ngữ

(Điều 3 Nghị định số 08/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/03/2019)

 

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài bao gồm các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) và các cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài.

Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế thực hiện chức năng đại diện chính thức của Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế tiếp nhận theo quy định tại Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

Cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan không thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước hoặc nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật, do các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

2. Thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước; sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức, công nhân viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong lực lượng vũ trang, được cấp có thẩm quyền cử đi công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài theo quy định tại Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và các quy định liên quan khác.

3. Phu nhân/phu quân là vợ hoặc chồng của thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

4. Mức sinh hoạt phí cơ sở là định mức tiền tính bằng đô-la Mỹ áp dụng cho tất cả các địa bàn.

5. Hệ số địa bàn là hệ số quy ước để đánh giá mức độ thuận lợi, khó khăn của từng địa bàn có trụ sở của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

6. Chỉ số sinh hoạt phí là chỉ số tương ứng với chức vụ ngoại giao, chức danh của thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

 

Điều 23.1.TT.1.3. Giải thích một số từ ngữ trong Thông tư

(Điều 3 Thông tư số 01/2010/TT-BNG, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/09/2010)

 

1. Trụ sở cơ quan đại diện là văn phòng làm việc của cơ quan đại diện.

2. Văn phòng trực thuộc là nơi làm việc của một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan đại diện nằm ngoài trụ sở của cơ quan đại diện hoặc nằm trong khuôn viên trụ sở cơ quan đại diện nhưng có cổng riêng.

3. Xe riêng là xe ô tô công vụ phục vụ hoạt động đối ngoại của người đứng đầu cơ quan đại diện.

4. Nhà riêng là nhà ở công vụ dành cho người đứng đầu cơ quan đại diện nằm ngoài trụ sở của cơ quan đại diện hoặc nằm trong khuôn viên trụ sở cơ quan đại diện nhưng có cổng riêng.

 

Điều 23.1.TL.1.2. Giải thích từ ngữ

(Điều 2 Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BNG-BNV, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2012)

 

Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Cán bộ biệt phái" là cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, ngành được biệt phái sang Bộ Ngoại giao để cử đi công tác tại các cơ quan đại diện theo chỉ tiêu biên chế biệt phái được giao, phù hợp với các quy định của pháp luật.

"Cán bộ biệt phái" không bao gồm người đứng đầu cơ quan đại diện và không bao gồm cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, ngành không được giao chỉ tiêu biên chế nhưng được Bộ Ngoại giao chủ động bố trí công tác tại các cơ quan đại diện trong chỉ tiêu biên chế của Bộ Ngoại giao.

2. "Biên chế biệt phái" là số biên chế của mỗi bộ, ngành tại các cơ quan đại diện được Thủ tướng Chính phủ quyết định và được Bộ trưởng Bộ Nội vụ giao theo quy định.

3. "Cơ quan chủ quản " là bộ, ngành có cán bộ biệt phái công tác tại cơ quan đại diện.

 

Chương II

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN

Điều 23.1.LQ.5. Thúc đẩy quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh

(Điều 5 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009)

 

1. Tổng hợp, đánh giá và cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về tình hình chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

2. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về biện pháp cần thiết để thúc đẩy sự phát triển quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

3. Thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ giữa cơ quan đại diện với cơ quan, tổ chức và cá nhân tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện chính sách đối ngoại trong quan hệ với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

 

Điều 23.1.LQ.6. Phục vụ phát triển kinh tế đất nước

(Điều 6 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009)

 

1. Nghiên cứu chiến lược, chính sách, pháp luật, xu hướng phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển, khoa học - công nghệ, bảo vệ môi trường, giáo dục - đào tạo, du lịch, hợp tác sử dụng nguồn nhân lực và các vấn đề liên quan khác của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; báo cáo cơ quan có thẩm quyền về chủ trương, quyết sách có ý nghĩa chiến lược của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận có tác động đến nền kinh tế Việt Nam.

2. Cung cấp thông tin, giới thiệu tình hình, khả năng và nhu cầu hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp của quốc gia tiếp nhận.

3. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về chính sách, biện pháp thích hợp và tổ chức thực hiện nhằm phát triển quan hệ kinh tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

4. Tham gia xúc tiến, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư; vận động tranh thủ viện trợ và quảng bá về du lịch Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; thúc đẩy hợp tác khoa học - công nghệ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận; xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước; hỗ trợ xác minh thông tin liên quan đến hoạt động kinh tế và tư cách pháp nhân của doanh nghiệp tại quốc gia tiếp nhận khi có yêu cầu.

 

Điều 23.1.NĐ.1.2. Nguyên tắc của hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện

(Điều 2 Nghị định số 08/2003/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/03/2003)

 

1. Hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện phải căn cứ vào yêu cầu, mục tiêu của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội và Chính phủ thông qua; yêu cầu cụ thể của tổ chức, cá nhân Việt Nam có liên quan.

2. Hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận, của nước mà tổ chức quốc tế đặt trụ sở, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

3. Hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện phải phát huy tối đa những lợi thế về hệ thống tổ chức và địa vị đại diện chính thức của Cơ quan đại diện tại nước tiếp nhận và các tổ chức quốc tế.

 

Điều 23.1.NĐ.1.3. Cung cấp thông tin kinh tế

(Điều 3 Nghị định số 08/2003/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/03/2003)

 

1. Thu thập, phân tích, đánh giá và cung cấp cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thông tin về :

a) Tình hình kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế quốc tế.

b) Tiềm năng, chiến lược, chính sách, tình hình kinh tế, pháp luật, tập quán thị trường ở nước tiếp nhận và các tổ chức quốc tế.

c) Xu thế phát triển của khoa học và công nghệ trên thế giới, cơ hội tiếp thu công nghệ.

d) Các vấn đề liên quan tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, kinh nghiệm tham gia và hoạt động của nước tiếp nhận tại các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực.

2. Thực hiện tuyên truyền, quảng bá tại nước tiếp nhận và các tổ chức quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội, đất nước, danh lam thắng cảnh, cơ hội và môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam thông qua việc giới thiệu về :

a) Đường lối, chính sách, pháp luật, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

b) Tiềm năng, cơ hội hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học - công nghệ, du lịch và lao động của Việt Nam.

c) Thông tin chung về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam.

d) Khả năng và nhu cầu hợp tác của các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế - xã hội.

 

Điều 23.1.NĐ.1.4. Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại

(Điều 4 Nghị định số 08/2003/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/03/2003)

 

1. Thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước với nước tiếp nhận hoặc tổ chức quốc tế nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo thuận lợi cho việc thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2. Đề xuất với Chính phủ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan hữu quan trong nước các chính sách và biện pháp cần thiết nhằm phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với nước tiếp nhận, các tổ chức quốc tế, chú trọng sự hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, lao động, khoa học và công nghệ.

3. Đề xuất với Chính phủ về việc đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế cần thiết với nước tiếp nhận và tổ chức quốc tế nhằm tạo thuận lợi cho quan hệ hợp tác kinh tế.

 

Điều 23.1.NĐ.1.5. Tham gia thực hiện hoạt động kinh tế đối ngoại

(Điều 5 Nghị định số 08/2003/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/03/2003)

 

Phù hợp với các nhiệm vụ phục vụ kinh tế hoặc theo yêu cầu của các cơ quan hữu quan, Cơ quan đại diện thực hiện các hoạt động sau :

1. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Ngoại giao tiến hành vận động nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại nước tiếp nhận và các tổ chức quốc tế phù hợp với quy hoạch, kế hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong từng thời kỳ.

2. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các chương trình vận động xúc tiến đầu tư, tuyên truyền về cơ hội và môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam tại nước tiếp nhận phù hợp với chiến lược, chính sách và danh mục các dự án thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong từng thời kỳ của Nhà nước.

3. Phối hợp với Bộ Thương mại tìm kiếm thị trường xuất khẩu, tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại và hội chợ triển lãm ở nước tiếp nhận.

4. Phối hợp với Tổng cục Du lịch quảng bá, tuyên truyền về tiềm năng du lịch của Việt Nam tại nước tiếp nhận.

5. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tìm kiếm, khai thông, thiết lập quan hệ hợp tác xuất khẩu lao động với nước tiếp nhận và các tổ chức quốc tế.

6. Phối hợp với các cơ quan hữu quan khác trong các hoạt động kinh tế đối ngoại theo quy định của pháp luật.

 

Điều 23.1.NĐ.1.6. Hỗ trợ tổ chức, cá nhân Việt Nam

(Điều 6 Nghị định số 08/2003/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/03/2003)

 

Chủ động hoặc căn cứ vào yêu cầu cụ thể của tổ chức, cá nhân Việt Nam, Cơ quan đại diện có trách nhiệm :

1. Cung cấp thông tin về thị trường, pháp luật, tập quán kinh doanh của các nước và các đối tác nước ngoài.

2. Cung cấp thông tin về khả năng, cơ chế, chính sách, luật lệ của các tổ chức quốc tế.

3. Hỗ trợ thiết lập quan hệ với các đối tác nước ngoài.

4. Hỗ trợ thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, du lịch, hợp tác lao động, thương mại, thiết lập quan hệ hợp tác về khoa học - công nghệ, đào tạo với các đối tác nước ngoài.

 

Điều 23.1.NĐ.1.7. Tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

(Điều 7 Nghị định số 08/2003/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/03/2003)

 

1. Phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng, hoàn thiện và tổ chức việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi để huy động tiềm năng kinh tế, tri thức và bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư về nước, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ của đất nước.

2. Đề xuất với Chính phủ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan hữu quan những chính sách, biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài làm ăn, sinh sống lâu dài, ổn định ở nước tiếp nhận.

 

Điều 23.1.NĐ.1.8. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Việt Nam ở nước ngoài

(Điều 8 Nghị định số 08/2003/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/03/2003)

 

Thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và pháp luật của nước tiếp nhận.

 

Điều 23.1.NĐ.1.9. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan đại diện

(Điều 9 Nghị định số 08/2003/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/03/2003)

 

Cơ quan đại diện chịu trách nhiệm về hoạt động phục vụ kinh tế tại địa bàn hoặc tổ chức quốc tế được giao phụ trách, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1. Quản lý thống nhất các hoạt động phục vụ kinh tế tại địa bàn hoặc tổ chức quốc tế được giao phụ trách.

2. Quản lý các đoàn Việt Nam được cử đi công tác ở nước ngoài; các đoàn công tác của tổ chức, cá nhân Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan đại diện tại nước đến về nội dung, chương trình và kết quả hoạt động của đoàn.

3. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ phục vụ kinh tế được giao. Người đứng đầu Cơ quan đại diện có trách nhiệm chỉ đạo các bộ phận thuộc Cơ quan đại diện trong việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ của mình.

4. Thực hiện việc gửi báo cáo định kỳ cho Bộ Ngoại giao và các cơ quan hữu quan về tình hình hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện và những vấn đề nảy sinh trong các hoạt động kinh tế do tổ chức, cá nhân Việt Nam tiến hành tại địa bàn được phụ trách.

5. Kịp thời báo cáo các vấn đề nảy sinh và những vướng mắc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện và đề xuất với Chính phủ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan hữu quan trong nước những biện pháp và đối sách phù hợp.

 

Điều 23.1.NĐ.1.10. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Ngoại giao

(Điều 10 Nghị định số 08/2003/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/03/2003)

 

Bộ Ngoại giao là cơ quan chủ trì giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1. Quản lý thống nhất hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện.

2. Phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan chỉ đạo việc thực hiện các nội dung về hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện.

3. Thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện thông qua việc giao nhiệm vụ cụ thể phục vụ kinh tế cho Cơ quan đại diện.

4. Định kỳ báo cáo và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện.

5. Định kỳ, hoặc bất thường (nếu cần thiết) triệu tập các cuộc họp với đại diện của các tổ chức, cá nhân để đánh giá hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện, thảo luận các biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động này.

 

Điều 23.1.NĐ.1.11. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

(Điều 11 Nghị định số 08/2003/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/03/2003)

 

1. Các Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Ngoại giao trong hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện và có các nhiệm vụ cụ thể sau:

a) Phối hợp với Bộ Ngoại giao trong hoạt động quản lý và chỉ đạo các công chức do mình cử đi làm việc tại Cơ quan đại diện, bảo đảm thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại và pháp luật của nhà nước và tuân thủ pháp luật của nước tiếp nhận.

b) Trực tiếp hoặc thông qua Bộ Ngoại giao cung cấp kịp thời các thông tin mà các Cơ quan đại diện yêu cầu, hướng dẫn về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của mình.

c) Phối hợp với Bộ Ngoại giao đánh giá hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện, kiến nghị các biện pháp tăng cường hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế từ chức năng quản lý nhà nước của mình.

2. Bộ Thương mại chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng Thương mại tại Cơ quan đại diện. Phòng Thương mại chịu sự phân công và quản lý về chính trị đối ngoại của người đứng đầu Cơ quan đại diện; có trách nhiệm phối hợp với các bộ phận khác trong Cơ quan đại diện trong việc thực hiện nhiệm vụ phục vụ kinh tế.

 

Điều 23.1.NĐ.1.12. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân Việt Nam

(Điều 12 Nghị định số 08/2003/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/03/2003)

 

Tổ chức, cá nhân Việt Nam có quyền trực tiếp hoặc thông qua Bộ Ngoại giao yêu cầu các Cơ quan đại diện hỗ trợ đối với các hoạt động kinh tế của mình và có trách nhiệm cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến các yêu cầu của tổ chức, cá nhân cho Cơ quan đại diện.

 

Điều 23.1.NĐ.1.13. Quỹ hỗ trợ hoạt động phục vụ kinh tế

(Điều 13 Nghị định số 08/2003/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/03/2003)

 

Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu thành lập Quỹ hỗ trợ hoạt động phục vụ kinh tế theo hướng huy động kinh phí hoạt động từ nhiều nguồn khác nhau, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

 

Điều 23.1.NĐ.1.14. Khen thưởng

(Điều 14 Nghị định số 08/2003/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/03/2003)

 

Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động phục vụ kinh tế được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

 

Điều 23.1.NĐ.1.15. Xử lý vi phạm

(Điều 15 Nghị định số 08/2003/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/03/2003)

 

Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Điều 23.1.LQ.7. Thúc đẩy quan hệ văn hóa

(Điều 7 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009)

 

1. Tổng hợp, đánh giá và cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về kinh nghiệm xây dựng và phát triển văn hóa của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

2. Kiến nghị biện pháp thúc đẩy hợp tác văn hóa giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

3. Tuyên truyền, quảng bá về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

4. Giới thiệu với cơ quan, tổ chức và nhân dân Việt Nam về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người của quốc gia tiếp nhận và hoạt động liên quan đến văn hóa của tổ chức quốc tế tiếp nhận.

5. Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi đoàn và hoạt động giao lưu văn hóa giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

6. Tổ chức hoặc tham gia tổ chức hoạt động, sự kiện văn hóa Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

 

Điều 23.1.LQ.8. Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự

(Điều 8 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung, có nội dung bị bãi bỏ bởi Điều 1 Luật số 19/2017/QH14 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2018)

 

1. Bảo hộ lãnh sự đối với lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ lãnh sự được quy định tại Điều này trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật của quốc gia tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.

2. Thực hiện việc thăm lãnh sự và liên hệ, tiếp xúc với công dân Việt Nam trong trường hợp họ bị bắt, tạm giữ, tạm giam, xét xử hoặc đang chấp hành hình phạt tù tại quốc gia tiếp nhận.

3. Trong trường hợp công dân, pháp nhân Việt Nam không thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo pháp luật và thực tiễn của quốc gia tiếp nhận, cơ quan đại diện có thể tạm thời đại diện hoặc thu xếp người đại diện cho họ tại tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền của quốc gia tiếp nhận cho đến khi có người khác làm đại diện cho họ hoặc họ tự bảo vệ được quyền và lợi ích của mình.

4. Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hộ chiếu, giấy thông hành và giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật.

5. Cấp, bổ sung, hủy bỏ thị thực; cấp, thu hồi, hủy bỏ giấy miễn thị thực của Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật.

6. Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hộ tịch, con nuôi phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và không trái với pháp luật của quốc gia tiếp nhận hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên.

7. Thực hiện nhiệm vụ công chứng, chứng thực phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên; tiếp nhận, bảo quản giấy tờ, tài liệu và đồ vật có giá trị của công dân, pháp nhân Việt Nam khi có yêu cầu phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và không trái với pháp luật của quốc gia tiếp nhận.

8.  Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của nước ngoài và chứng nhận lãnh sự giấy tờ, tài liệu của Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật.

9. Phối hợp với cơ quan hoặc người có thẩm quyền của quốc gia tiếp nhận hoàn thành thủ tục giúp công dân, pháp nhân Việt Nam giải quyết những vấn đề liên quan đến thừa kế tài sản hoặc nhận lại tài sản thừa kế được mở có lợi cho Nhà nước Việt Nam.

10.

(được bãi bỏ)

11. Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến quốc tịch phù hợp với quy định của pháp luật.

12. Thực hiện việc đăng ký công dân đối với người có quốc tịch Việt Nam cư trú tại quốc gia tiếp nhận phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế.

13. Thực hiện ủy thác tư pháp phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

14. Giúp đỡ tàu biển Việt Nam, tàu bay mang quốc tịch Việt Nam và phương tiện giao thông vận tải khác đăng ký tại Việt Nam để bảo đảm tàu biển, tàu bay và phương tiện giao thông vận tải đó được hưởng đầy đủ quyền và lợi ích tại quốc gia tiếp nhận theo quy định của pháp luật của quốc gia tiếp nhận, phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.

15.Phối hợp thực hiện nhiệm vụ liên quan đến phòng dịch, kiểm dịch động vật, thực vật phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của quốc gia tiếp nhận, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.

16. Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và không trái với pháp luật của quốc gia tiếp nhận hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 5. Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự của Việt NamĐiều 7. Ngôn ngữ, địa điểm chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sựĐiều 13. Trình tự, thủ tục chứng nhận lãnh sự tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoàiĐiều 15. Trình tự, thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài của Nghị định 111/2011/NĐ-CP Về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sựĐiều 4. Trách nhiệm lưu trữ hồ sơ, ghi vào sổ hộ tịch các việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoàiĐiều 6. Thẩm quyền đăng ký kết hônĐiều 8. Thủ tục nộp, tiếp nhận hồ sơĐiều 9. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hônĐiều 13. Trình tự đăng ký kết hôn tại cơ quan đại diệnĐiều 17. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục ghi vào sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoàiĐiều 19. Thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, conĐiều 21. Thời hạn giải quyết việc nhận cha, mẹ, conĐiều 23. Trình tự giải quyết việc nhận cha, mẹ, con tại cơ quan đại diệnĐiều 25. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoàiĐiều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đại diện của Nghị định 24/2013/NĐ-CP Hướng dẫn Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoàiĐiều 8. Đăng tải danh sách Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam và tiếp nhận thông báo có quốc tịch nước ngoàiĐiều 9. Văn bản pháp luật và giấy tờ dùng để xác định quốc tịch Việt Nam đối với người đăng ký giữ quốc tịch Việt NamĐiều 10. Xác minh quốc tịch Việt Nam của người đăng ký giữ quốc tịch Việt NamĐiều 12. Báo cáo kết quả đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam, đăng ký công dân, thông báo có quốc tịch nước ngoài của Thông tư liên tịch 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA Hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt NamĐiều 1. Nội dung, mục đích của việc đăng ký công dânĐiều 3. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký công dânĐiều 4. Thủ tục đăng ký công dânĐiều 5. Cập nhật thông tin đăng ký công dânĐiều 6. Lưu trữ hồ sơ đăng ký công dân của Thông tư 02/2011/TT-BNG Hướng dẫn thủ tục đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoàiĐiều 2. Ngôn ngữ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sựĐiều 7. Giới thiệu mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danhĐiều 9. Hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sựĐiều 13. Biểu mẫu sử dụng trong chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự của Thông tư 01/2012/TT-BNG Hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 5/12/2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sựĐiều 45.7.LQ.7. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống bệnh truyền nhiễmĐiều 15.6.LQ.6. Bảo hộ đối với công dân Việt Nam ở nước ngoàiĐiều 15.6.LQ.13. Người có quốc tịch Việt NamĐiều 15.6.LQ.25. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt NamĐiều 15.6.LQ.40. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoàiĐiều 15.5.LQ.9. Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôiĐiều 15.5.LQ.37. Quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài và việc tổ chức giao nhận con nuôiĐiều 15.5.LQ.39. Thông báo tình hình phát triển của con nuôiĐiều 15.5.LQ.48. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giaoĐiều 1.8.LQ.3. Giải thích từ ngữĐiều 4.2.LQ.69. Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý nhà nước về công chứngChương IV ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TẠI CƠ QUAN ĐẠI DIỆNĐiều 15.3.LQ.4. Giải thích từ ngữĐiều 15.3.LQ.5. Nguyên tắc đăng ký hộ tịchĐiều 15.3.LQ.7. Thẩm quyền đăng ký hộ tịchĐiều 15.3.LQ.28. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịchĐiều 15.3.LQ.30. Trách nhiệm thông báo khi có sự thay đổi hộ tịchĐiều 15.3.LQ.67. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giaoĐiều 15.3.LQ.72. Công chức làm công tác hộ tịchĐiều 15.3.LQ.73. Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức làm công tác hộ tịchĐiều 3. Thông báo kết quả giải quyết các việc về quốc tịchĐiều 16. Hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt NamĐiều 19. Cơ quan thực hiện việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam của Nghị định 78/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ban hành ngày 22/09/2009Điều 15.5.NĐ.1.2. Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôiĐiều 15.5.NĐ.1.17. Thủ tục nộp và tiếp nhận hồ sơ của người nhận con nuôi nước ngoàiĐiều 15.5.NĐ.1.27. Thủ tục nộp hồ sơ và đăng ký việc nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diệnĐiều 15.1.NĐ.2. Giải thích từ ngữĐiều 15.1.NĐ.5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thựcĐiều 15.1.NĐ.15. Lệ phí chứng thực, chi phí khácĐiều 15.1.NĐ.31. Thủ tục chứng thực chữ ký người dịchĐiều 15.1.NĐ.42. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong quản lý nhà nước về chứng thựcĐiều 1.8.NĐ.3.7. Cấp giấy miễn thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoàiĐiều 1.8.NĐ.3.9. Thủ tục cấp lại giấy miễn thị thựcĐiều 1.8.NĐ.3.12. Thu hồi, hủy bỏ giấy miễn thị thựcĐiều 15.3.NĐ.1.10. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hônĐiều 15.3.NĐ.1.12. Lưu trữ Sổ hộ tịchĐiều 15.3.NĐ.1.36. Từ chối ghi vào sổ việc kết hônĐiều 15.3.NĐ.1.39. Thủ tục ghi chú ly hônĐiều 2. Tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt NamĐiều 3. Chuyển giao hồ sơ xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt NamĐiều 4. Thông báo kết quả giải quyết hồ sơ cho người xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt NamĐiều 5. Thông báo cho cơ quan đăng ký hộ tịch việc nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt NamĐiều 6. Giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam trong trường hợp giấy tờ bảo đảm việc cho nhập quốc tịch nước ngoài hết thời hạnĐiều 11. Thông báo có quốc tịch nước ngoàiĐiều 13. Xác nhận có quốc tịch Việt Nam, xác nhận là người gốc Việt Nam của Thông tư liên tịch 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA Hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ban hành ngày 01/03/2010Điều 40.1.TL.2.4. Áp dụng nguyên tắc có đi có lạiĐiều 39.8.TL.2.4. Xác minh, xác định, tiếp nhận nạn nhân đang ở nước ngoàiĐiều 15.3.TL.2.2. Thẩm quyền đăng ký hộ tịchĐiều 15.3.TL.2.4. Việc nộp hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đăng ký hộ tịchĐiều 15.3.TL.2.5. Sử dụng biểu mẫu, Sổ hộ tịchĐiều 15.3.TL.2.6. Đăng ký khai sinhĐiều 15.3.TL.2.7. Đăng ký kết hônĐiều 15.3.TL.2.8. Đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ, thay đổi giám hộĐiều 15.3.TL.2.9. Đăng ký việc nhận cha, mẹ, conĐiều 15.3.TL.2.10. Đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộcĐiều 15.3.TL.2.11. Đăng ký khai tửĐiều 15.3.TL.2.12. Ghi vào Sổ hộ tịch các thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Việt NamĐiều 15.3.TL.2.13. Đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tửĐiều 15.3.TL.2.14. Ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinhĐiều 15.3.TL.2.15. Ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hônĐiều 15.3.TL.2.16. Ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoàiĐiều 15.3.TL.2.17. Ghi vào Sổ hộ tịch việc giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; khai tử và thay đổi hộ tịch khác của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoàiĐiều 15.3.TL.2.18. Cấp bản sao trích lục hộ tịchĐiều 15.3.TL.2.19. Cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhânĐiều 15.3.TL.2.20. Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịchĐiều 15.3.TL.2.21. Lưu trữ hồ sơ đăng ký hộ tịchĐiều 15.3.TL.2.22. Báo cáo, thống kê số liệu đăng ký hộ tịchĐiều 40.1.TL.3.3. Giải thích từ ngữĐiều 40.1.TL.3.14. Trình tự, thủ tục nhận và gửi hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam tại Bộ Ngoại giao và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoàiĐiều 40.1.TL.3.15. Thông báo kết quả, tiến độ thực hiện ủy thác tư pháp của Việt NamĐiều 40.1.TL.3.23. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giaoĐiều 33.3.TT.89.2. Người nộp phí, lệ phíĐiều 33.3.TT.89.3. Tổ chức thu phí, lệ phíĐiều 33.3.TT.89.4. Mức thu phí, lệ phíĐiều 33.3.TT.89.5. Các trường hợp miễn hoặc giảm phí, lệ phíĐiều 33.3.TT.89.6. Kê khai, nộp phí, lệ phíĐiều 33.3.TT.89.7. Quản lý và sử dụngĐiều 33.3.TT.89.8. Quyết toán thu, chi về phí, lệ phí trong lĩnh vực ngoại giao)

Điều 23.1.LQ.9. Hỗ trợ và bảo vệ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(Điều 9 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009)

 

1. Tuyên truyền, giới thiệu chính sách và pháp luật Việt Nam liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài.

2. Tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình cộng đồng và công tác vận động, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

3. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về chính sách, biện pháp thích hợp nhằm duy trì sự gắn bó của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với quê hương, đất nước; khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài giữ gìn bản sắc dân tộc, tham gia hoạt động trên các lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước.

4. Tạo điều kiện và hỗ trợ cho người Việt Nam ở nước ngoài ổn định cuộc sống, hội nhập với xã hội tại quốc gia tiếp nhận; kiến nghị biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người Việt Nam, ngăn ngừa hành động phân biệt đối xử đối với cộng đồng người Việt Nam ở quốc gia tiếp nhận.

5. Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động văn hóa phục vụ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

6. Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền hình thức khen thưởng thích hợp đối với tổ chức, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài có thành tích xuất sắc trong hoạt động xây dựng cộng đồng và đóng góp xây dựng đất nước.

 

Điều 23.1.LQ.10. Thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại

(Điều 10 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Luật số 19/2017/QH14 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2018)

 

1. Chỉ đạo, hướng dẫn theo thẩm quyền việc thực hiện thống nhất chính sách đối ngoại đối với đại diện của cơ quan, tổ chức Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận và đoàn được cơ quan, tổ chức Việt Nam cử đi công tác tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

1a. Thống nhất quản lý hoạt động thông tin đối ngoại và chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan đề xuất, triển khai hoạt động thông tin đối ngoại tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

2. Chủ trì, phối hợp tổ chức và trực tiếp tham gia hoạt động đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

3. Thực hiện biện pháp thích hợp và báo cáo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của đại diện cơ quan, tổ chức hoặc của đoàn Việt Nam được cử đi công tác tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận không phù hợp với chính sách đối ngoại, làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

4. Tổng kết, đánh giá hoạt động đối ngoại tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; kiến nghị biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam được thực hiện thống nhất ở nước ngoài.

 

Điều 23.1.LQ.11. Quản lý cán bộ và cơ sở vật chất của cơ quan đại diện

(Điều 11 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Luật số 19/2017/QH14 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2018)

 

1. Quản lý về tổ chức, cán bộ; công tác văn thư, lưu trữ và bảo vệ bí mật nhà nước.

2. Quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài sản, cơ sở vật chất được giao và kinh phí được cấp.

3. Thực hiện biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ an ninh, an toàn đối với thành viên và trụ sở cơ quan đại diện.

 

Điều 23.1.LQ.12. Phân công thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan đại diện

(Điều 12 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009)

 

1. Cơ quan đại diện thực hiện chức năng, nhiệm vụ cụ thể theo quyết định thành lập của Chính phủ, phù hợp với thỏa thuận giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận, phù hợp với pháp luật quốc tế.

2. Cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan đại diện cao nhất của Nhà nước Việt Nam tại quốc gia tiếp nhận.

Cơ quan đại diện ngoại giao có thể thực hiện chức năng đại diện tại một hay nhiều quốc gia hoặc tổ chức quốc tế và có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ ngoại giao, lãnh sự do quốc gia khác ủy nhiệm.

Cơ quan đại diện ngoại giao có trách nhiệm thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại quốc gia tiếp nhận và có quyền kiểm tra hoạt động đối ngoại của cơ quan đại diện lãnh sự tại quốc gia tiếp nhận.

3. Cơ quan đại diện lãnh sự thực hiện chức năng, nhiệm vụ lãnh sự tại khu vực lãnh sự và có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ này ngoài khu vực lãnh sự theo thỏa thuận giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận.

Cơ quan đại diện lãnh sự có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ lãnh sự tại một hay nhiều quốc gia hoặc chức năng, nhiệm vụ lãnh sự do quốc gia khác ủy nhiệm tại quốc gia tiếp nhận và chức năng, nhiệm vụ ngoại giao tại quốc gia tiếp nhận theo thỏa thuận giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận.

Cơ quan đại diện lãnh sự có trách nhiệm thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại quốc gia tiếp nhận trong trường hợp không có cơ quan đại diện ngoại giao tại quốc gia đó.

4. Cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ đại diện tại một hay nhiều tổ chức quốc tế và có thể thực hiện một số nhiệm vụ lãnh sự tại quốc gia nơi đặt trụ sở của tổ chức quốc tế theo thỏa thuận giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia đó.

 

Chương III

TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ, KINH PHÍ VÀ TRỤ SỞ CỦA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN

Điều 23.1.LQ.13. Thành lập, tạm đình chỉ, chấm dứt hoạt động

(Điều 13 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009)

 

1. Cơ quan đại diện được Chính phủ thành lập và do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý.

2. Căn cứ yêu cầu hoạt động và quan hệ đối ngoại, trên cơ sở thỏa thuận với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận và sau khi trao đổi ý kiến với các cơ quan hữu quan, Bộ Ngoại giao trình Chính phủ quyết định việc thành lập, tạm đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động của cơ quan đại diện.

3. Sau khi Chính phủ quyết định, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện và hoàn thành thủ tục đối ngoại cần thiết.

 

Điều 23.1.LQ.14. Tổ chức bộ máy và biên chế

(Điều 14 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009)

 

1. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan hữu quan xây dựng đề án về tổ chức bộ máy và chỉ tiêu biên chế của cơ quan đại diện. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án.

2. Biên chế của cơ quan đại diện bao gồm cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Ngoại giao và căn cứ vào yêu cầu công tác, có cán bộ, công chức, viên chức của một số cơ quan hữu quan làm việc theo chế độ biệt phái phù hợp với quy định của pháp luật (sau đây gọi là cán bộ biệt phái).

3. Trên cơ sở đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, căn cứ yêu cầu hoạt động và quan hệ đối ngoại, sau khi trao đổi thống nhất với các cơ quan hữu quan, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định cụ thể về cơ cấu tổ chức và nhân sự của từng cơ quan đại diện để phụ trách các lĩnh vực sau đây:

a) Chính trị;

b) Quốc phòng - an ninh;

c) Kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, lao động, khoa học - công nghệ;

d) Văn hóa, thông tin, báo chí và giáo dục - đào tạo;

đ) Lãnh sự và công tác cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài;

e) Hành chính, lễ tân, quản trị.

 

Điều 23.1.LQ.15. Kinh phí

(Điều 15 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009)

 

1. Nhà nước bảo đảm kinh phí cần thiết để cơ quan đại diện thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

2. Kinh phí của cơ quan đại diện được cấp từ ngân sách nhà nước và được phân bổ như sau:

a) Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản được cấp cho Bộ Ngoại giao để phân bổ cho cơ quan đại diện;

b) Kinh phí hoạt động thường xuyên được cấp cho Bộ Ngoại giao để phân bổ cho cơ quan đại diện, trừ kinh phí dành cho lĩnh vực quốc phòng, an ninh và thương mại theo quy định của Chính phủ;

c) Kinh phí dành cho hoạt động chuyên môn đặc thù được cấp cho cơ quan hữu quan phụ trách hoạt động đó để phân bổ thực hiện. Chính phủ quy định chi tiết điểm này.

3. Việc phân bổ, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí của cơ quan đại diện được thực hiện theo quy định của pháp luật.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 8. Lập dự toán ngân sách nhà nước hàng nămĐiều 9. Phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nướcĐiều 10. Tổ chức thu, nộp ngân sách nhà nước tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoàiĐiều 11. Cấp kinh phí chi ngân sách nhà nước đối với Cơ quan Việt Nam ở nước ngoàiĐiều 16. Kế toán, quyết toán ngân sách nhà nước đối với Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thực hiện của Nghị định 117/2017/NĐ-CP Quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động đối ngoại)

Điều 23.1.NĐ.2.3. Kinh phí hoạt động trong lĩnh vực thương mại tại cơ quan đại diện

(Điều 3 Nghị định số 104/2018/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/08/2018)

 

Kinh phí hoạt động trong lĩnh vực thương mại của Bộ Công Thương tại cơ quan đại diện được bố trí trong dự toán của Bộ Công Thương.

 

Điều 23.1.NĐ.2.4. Lập dự toán, phân bổ, giao dự toán và quyết toán kinh phí hoạt động trong lĩnh vực thương mại tại cơ quan đại diện

(Điều 4 Nghị định số 104/2018/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/08/2018)

 

1. Lập dự toán

Hàng năm, vào thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, Bộ Công Thương căn cứ chế độ chi tiêu hiện hành và hướng dẫn lập dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, kế hoạch, nhiệm vụ cần triển khai trong lĩnh vực thương mại tại các cơ quan đại diện năm kế hoạch để lập dự toán kinh phí hoạt động trong lĩnh vực thương mại, tổng hợp vào dự toán ngân sách của Bộ Công Thương, gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định và giao trong dự toán ngân sách nhà nước của Bộ Công Thương.

2. Phân bổ và giao dự toán

Căn cứ quyết định giao dự toán ngân sách, Bộ Công Thương thực hiện phân bổ kinh phí hoạt động trong lĩnh vực thương mại tại các cơ quan đại diện theo từng địa bàn cụ thể, báo cáo Bộ Tài chính kiểm tra theo quy định.

3. Quản lý, sử dụng và quyết toán

Bộ Công Thương, bộ phận cán bộ biệt phái của Bộ Công Thương tại cơ quan đại diện chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và tổng hợp quyết toán kinh phí được giao theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.

 

Điều 23.1.NĐ.2.5. Trách nhiệm của Bộ Công Thương và bộ phận cán bộ biệt phái của Bộ Công Thương tại cơ quan đại diện

(Điều 5 Nghị định số 104/2018/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/08/2018)

 

1. Bộ Công Thương có trách nhiệm:

a) Tổ chức việc lập, phân bổ, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hoạt động trong lĩnh vực thương mại theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.

b) Hướng dẫn, chỉ đạo bộ phận cán bộ biệt phái của Bộ Công Thương tại cơ quan đại diện tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí đúng quy định, tập hợp đầy đủ chứng từ chi tiêu, hạch toán kế toán, gửi báo cáo về Bộ Công Thương để quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước theo quy định.

c) Kiểm soát chi, xét duyệt quyết toán chứng từ của bộ phận cán bộ biệt phái của Bộ Công Thương tại cơ quan đại diện theo quy định.

2. Bộ phận cán bộ biệt phái của Bộ Công Thương tại cơ quan đại diện có trách nhiệm:

a) Mở tài khoản của bộ phận cán bộ biệt phái của Bộ Công Thương tại ngân hàng thương mại có uy tín tại nước sở tại để hạch toán các khoản thu (nếu có), tiếp nhận nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp để chi tiêu.

b) Quản lý kinh phí, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của chủ tài khoản và các nhiệm vụ khác liên quan đến việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo chế độ quy định.

 

Điều 23.1.NĐ.2.6. Nguyên tắc quản lý các dự án đầu tư xây dựng của cơ quan đại diện

(Điều 6 Nghị định số 104/2018/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/08/2018)

 

1. Việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư dự án xây dựng của cơ quan đại diện từ nguồn vốn đầu tư công được thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư công, áp dụng quy định của pháp luật về xây dựng có liên quan và quy định cụ thể tại Nghị định này.

2. Các nội dung về quy chuẩn kỹ thuật, quy hoạch, bảo tồn lịch sử, văn hóa, trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc, giấy phép xây dựng, hợp đồng xây dựng, điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình, văn bản nghiệm thu và các quy chuẩn đặc thù khác được ưu tiên áp dụng theo quy định pháp luật của quốc gia tiếp nhận.

3. Việc xác định tổng mức đầu tư công trình, dự toán xây dựng công trình bao gồm khối lượng tính toán từ thiết kế cơ sở, khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, yêu cầu công việc, định mức, đơn giá được ưu tiên áp dụng theo quy định pháp luật của quốc gia tiếp nhận.

4. Những nội dung quản lý, triển khai dự án đầu tư xây dựng của cơ quan đại diện không được quy định tại Nghị định này được thực hiện theo các quy định pháp luật của Việt Nam có liên quan.

5. Trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng của cơ quan đại diện, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Công an để bảo đảm an ninh, an toàn cho cơ quan đại diện theo quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước có liên quan.

 

Điều 23.1.NĐ.2.7. Trường hợp áp dụng thủ tục rút gọn khi lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng của cơ quan đại diện

(Điều 7 Nghị định số 104/2018/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/08/2018)

 

Đối với các dự án nhóm A, trong quá trình lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng nhưng không cần lập phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng, thuyết minh, công nghệ, kỹ thuật và thiết bị phù hợp.

 

Điều 23.1.NĐ.2.8. Công tác thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư xây dựng

(Điều 8 Nghị định số 104/2018/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/08/2018)

 

1. Chủ đầu tư có trách nhiệm thuê đơn vị tư vấn có đủ năng lực thẩm tra thiết kế cơ sở và những nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi; thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng; thẩm tra Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

2. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá đối với Báo cáo kết quả thẩm tra do tư vấn thực hiện trước khi gửi đến cơ quan thẩm định.

3. Trên cơ sở kết quả thẩm tra, cơ quan chuyên môn của Bộ Ngoại giao thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng và xin ý kiến phối hợp của Bộ Xây dựng trong trường hợp cần thiết.

4. Căn cứ vào quy mô và tính chất của dự án, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định ủy quyền cho Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng.

 

Điều 23.1.NĐ.2.9. Việc lựa chọn nhà thầu đối với dự án đầu tư xây dựng của cơ quan đại diện

(Điều 9 Nghị định số 104/2018/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/08/2018)

 

1. Việc lựa chọn nhà thầu trên lãnh thổ Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư xây dựng của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu hiện hành.

2. Trường hợp tiến hành lựa chọn nhà thầu ngoài lãnh thổ Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư xây dựng của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, người có thẩm quyền quyết định phương án lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu quyết định phương án lựa chọn nhà thầu trên cơ sở bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu bảo đảm chất lượng, hiệu quả, giá cả cạnh tranh, cụ thể như sau:

a) Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn có giá trị không quá 3 tỷ đồng và gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, sản phẩm công trình có giá trị không quá 5 tỷ đồng thực hiện theo các bước sau:

Chủ đầu tư sẽ lựa chọn nhà thầu trong số các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm phù hợp với gói thầu.

Chủ đầu tư căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu đã được chủ đầu tư lựa chọn. Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên chủ đầu tư và nhà thầu đã được lựa chọn tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng.

Ký kết hợp đồng.

b) Đối với gói thầu tư vấn, phi tư vấn có giá trị trên 3 tỷ đồng và gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp có giá trị trên 5 tỷ đồng thì việc lựa chọn một nhà thầu thực hiện theo các bước sau:

Chủ đầu tư sẽ lựa chọn một nhà thầu trong số các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm phù hợp với gói thầu để phát hành hồ sơ yêu cầu.

Thuê tư vấn lập hồ sơ yêu cầu bao gồm các thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá gói thầu. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật.

Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ yêu cầu và gửi cho nhà thầu đã được lựa chọn.

Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.

Thuê tư vấn đánh giá hồ sơ đề xuất:

Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, chủ đầu tư mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu.

Nhà thầu được lựa chọn khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá dự toán gói thầu được duyệt.

Chủ đầu tư căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu đã được chủ đầu tư lựa chọn.

Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, chủ đầu tư và nhà thầu đã được lựa chọn tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng.

Ký kết hợp đồng.

 

Điều 23.1.NĐ.2.10. Việc lựa chọn nhà thầu trong dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng của cơ quan đại diện

(Điều 10 Nghị định số 104/2018/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/08/2018)

 

Việc lựa chọn nhà thầu trong dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng của cơ quan đại diện được thực hiện như quy định tại Điều 9 của Nghị định này.

 

Điều 23.1.NĐ.2.11. Tổ chức công tác nghiệm thu công trình

(Điều 11 Nghị định số 104/2018/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/08/2018)

 

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công trình, công tác nghiệm thu và thanh lý hợp đồng đối với các dự án đầu tư xây dựng tại cơ quan đại diện. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ quy mô, kỹ thuật của từng dự án, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của Chủ đầu tư.

 

Điều 23.1.NĐ.3.13. Nguồn kinh phí thực hiện

(Điều 13 Nghị định số 08/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/03/2019)

 

Nguồn kinh phí thực hiện các chế độ quy định tại Nghị định này được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

 

Điều 23.1.LQ.16. Trụ sở, cơ sở vật chất

(Điều 16 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009)

 

1. Cơ quan đại diện có trụ sở tại quốc gia tiếp nhận hoặc tại quốc gia nơi đặt trụ sở của tổ chức quốc tế tiếp nhận. Trụ sở cơ quan đại diện phải treo quốc kỳ, quốc huy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và có biển đề tên cơ quan đại diện.

2. Nhà nước bảo đảm các điều kiện về trụ sở, cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị cần thiết để cơ quan đại diện và thành viên cơ quan đại diện thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Cơ quan đại diện được trang bị và sử dụng hệ thống thông tin liên lạc riêng để duy trì liên lạc thường xuyên và bảo mật với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3. Việc quản lý dự án đầu tư xây dựng của cơ quan đại diện được thực hiện như sau:

a) Việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư công cho dự án đầu tư xây dựng của cơ quan đại diện phải tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư công. Trong trường hợp cần thiết, việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và dự án đầu tư có thể được thực hiện theo trình tự, thủ tục rút gọn;

b) Việc triển khai dự án đầu tư xây dựng của cơ quan đại diện được áp dụng theo điều ước quốc tế, thỏa thuận giữa Việt Nam với quốc gia tiếp nhận, pháp luật của quốc gia tiếp nhận, pháp luật Việt Nam;

c) Nguồn kinh phí thực hiện dự án đầu tư xây dựng do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24. Thanh lý, thay thế xe ô tô và phương tiện vận tải khác của Nghị định 166/2017/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài)

Điều 23.1.TT.1.5. Nơi đặt biển hiệu

(Điều 5 Thông tư số 01/2010/TT-BNG, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/09/2010)

 

1. Trụ sở cơ quan đại diện, văn phòng trực thuộc, nhà riêng có biển hiệu.

2. Biển hiệu treo ngang tầm mắt. Vị trí gắn biển hiệu không bị che khuất tầm nhìn. Cách gắn biển hiệu đối với trụ sở cơ quan, văn phòng trực thuộc và nhà riêng cụ thể như sau:

a) Nếu trụ sở cơ quan đại diện, văn phòng trực thuộc, nhà riêng là tòa nhà có khuôn viên với cổng riêng, biển hiệu được gắn cạnh cổng chính.

b) Nếu trụ sở cơ quan đại diện, văn phòng trực thuộc, nhà riêng là một phần của tòa nhà nhưng có cửa riêng ở mặt tiền, biển hiệu được gắn cạnh cửa chính.

c) Nếu trụ sở cơ quan đại diện, văn phòng trực thuộc là văn phòng, căn hộ nằm trong một tòa nhà văn phòng hoặc chung cư, biển hiệu gắn cạnh cửa của văn phòng, căn hộ. Tại mặt tiền hoặc tiền sảnh của tòa nhà chung có đặt biển chỉ dẫn cố định hướng dẫn khách đến liên hệ công việc.

d) Nếu nhà riêng là căn hộ nằm trong một tòa nhà chung cư, tùy theo yêu cầu có thể treo hoặc không treo biển hiệu. Nếu treo biển hiệu, biển hiệu được gắn cạnh cửa của căn hộ.

 

Điều 23.1.TT.1.6. Nội dung biển hiệu

(Điều 6 Thông tư số 01/2010/TT-BNG, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/09/2010)

 

1. Biển hiệu có hình quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Quốc hiệu “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và tên cơ quan đại diện, văn phòng trực thuộc, nhà riêng trong biển hiệu được ghi đầy đủ.

 

Điều 23.1.TT.1.7. Trình bày biển hiệu

(Điều 7 Thông tư số 01/2010/TT-BNG, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/09/2010)

 

1. Biển hiệu hình chữ nhật, tỉ lệ chiều rộng bằng 2/3 chiều dài và được treo ngang. Kích thước biển hiệu được thiết kế hài hòa với kích thước cổng hoặc cửa nơi đặt biển hiệu.

2. Biển hiệu làm bằng đồng màu vàng, chữ khắc chìm màu đỏ. Xung quanh biển hiệu có đường viền mạch màu đỏ, cách mép khoảng 01 cm.

3. Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khắc chìm. Quốc huy trên biển hiệu màu vàng, đỏ chuẩn theo quy định đối với quốc huy trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Vị trí trình bày các nội dung của biển hiệu theo thứ tự từ trên xuống dưới:

a) Quốc huy được đặt trên cùng, chính giữa theo chiều ngang của biển hiệu. Đường kính hình quốc huy tối thiểu bằng 03 lần chiều cao chữ tên cơ quan đại diện bằng tiếng Việt.

b) Dưới hình quốc huy, tên cơ quan đại diện, quốc hiệu, tên văn phòng trực thuộc, nhà riêng lần lượt được viết từ trên xuống dưới, cân ở giữa biển hiệu. Khổ chữ tên văn phòng trực thuộc, nhà riêng lớn hơn khổ chữ tên cơ quan đại diện từ 1,2 đến 1,5 lần tùy theo kích thước thực tế của biển hiệu.

5. Biển hiệu viết bằng hai thứ tiếng, tiếng Việt và quốc ngữ nước tiếp nhận hoặc một ngoại ngữ được dùng phổ biến tại quốc gia, tổ chức tiếp nhận. Tiếng Việt viết trước và tiếng nước ngoài viết sau. Tiếng Việt và tiếng nước ngoài viết bằng chữ in hoa, khổ chữ bằng nhau, nếu là hệ chữ La - tinh thì cùng kiểu chữ. (Xem trong Phụ lục).

 

Điều 23.1.TT.1.8. Quy định chung về treo quốc huy và quốc kỳ Việt Nam

(Điều 8 Thông tư số 01/2010/TT-BNG, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/09/2010)

 

1. Trụ sở cơ quan đại diện và văn phòng trực thuộc phải treo quốc huy và quốc kỳ Việt Nam.

2. Quốc kỳ Việt Nam được treo trong các hoạt động lễ tiết đối ngoại của cơ quan đại diện.

3. Quốc kỳ Việt Nam treo ngoài trời tại trụ sở cơ quan đại diện, văn phòng trực thuộc, nhà riêng có đèn chiếu sáng khi trời tối.

 

Điều 23.1.TT.1.9. Treo quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại trụ sở cơ quan đại diện, văn phòng trực thuộc

(Điều 9 Thông tư số 01/2010/TT-BNG, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/09/2010)

 

1. Nếu trụ sở cơ quan đại diện, văn phòng trực thuộc là một tòa nhà riêng, quốc huy treo tại mặt tiền, phía trên cửa chính tòa nhà.

2. Nếu trụ sở cơ quan đại diện, văn phòng trực thuộc là một diện tích nằm trong một tòa nhà văn phòng, quốc huy được treo phía trên cửa chính vào văn phòng làm việc của cơ quan. Trong trường hợp vì lý do kiến trúc mà không treo được quốc huy phía trên cửa chính, quốc huy được treo tại tiền sảnh trong văn phòng, trực diện với cửa chính.

 

Điều 23.1.TT.1.10. Treo quốc kỳ Việt Nam và quốc kỳ của quốc gia, cờ của tổ chức quốc tế tiếp nhận tại trụ sở cơ quan đại diện, văn phòng trực thuộc và nhà riêng

(Điều 10 Thông tư số 01/2010/TT-BNG, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/09/2010)

 

Tùy theo kiến trúc, vị trí và quy mô trụ sở cơ quan đại diện, văn phòng trực thuộc và nhà riêng, nơi treo quốc kỳ được thiết kế phù hợp:

1. Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

a) Đối với trụ sở cơ quan đại diện và văn phòng trực thuộc:

- Nếu trụ sở cơ quan đại diện, văn phòng trực thuộc là một tòa nhà có khuôn viên riêng, cột cờ treo quốc kỳ được đặt trong khuôn viên, trước mặt tiền của tòa nhà.

- Nếu trụ sở cơ quan đại diện và văn phòng trực thuộc là một tòa nhà không có khuôn viên riêng trước mặt tiền, quốc kỳ được cắm trên nóc nhà hoặc cắm trên mặt tiền, phía trên cửa chính tòa nhà, cán cờ cắm nghiêng ra phía trước tạo thành với mặt đất một góc từ 45 đến 70 độ. (Xem hình 2 và 3 trong Phụ lục).

- Nếu trụ sở cơ quan đại diện, văn phòng trực thuộc là một diện tích nằm trong một tòa nhà văn phòng, quốc kỳ được treo tại dãy cờ chung của các cơ quan, tổ chức làm việc trong tòa nhà đó. Nếu trong tòa nhà văn phòng chỉ có cơ quan đại diện Việt Nam hoặc văn phòng trực thuộc có quyền treo cờ thì quốc kỳ được treo trên cột cờ đặt trước mặt tiền chính của tòa nhà văn phòng.

b) Đối với nhà riêng:

- Quốc kỳ Việt Nam treo phía ngoài nhà riêng của người đứng đầu cơ quan đại diện phù hợp với thông lệ lễ tân ngoại giao của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Chỉ treo quốc kỳ phía ngoài nếu nhà riêng là một tòa nhà riêng hoặc một phần của tòa nhà có cổng hay cửa riêng. Cách treo quốc kỳ như đối với trụ sở cơ quan đại diện.

2. Quốc kỳ quốc gia tiếp nhận: Trong trường hợp quốc gia tiếp nhận quy định treo quốc kỳ nước tiếp nhận tại trụ sở cơ quan đại diện, văn phòng trực thuộc hoặc nhà riêng khi Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Cơ quan Hành pháp hoặc Lập pháp quốc gia tiếp nhận đến dự các hoạt động đối ngoại tại đó, quốc kỳ nước tiếp nhận được treo cùng với quốc kỳ Việt Nam.

Quốc kỳ Việt Nam và quốc kỳ nước tiếp nhận phải có kích thước tương đương, cách treo giống nhau và cao ngang nhau, quốc kỳ Việt Nam treo bên phải, quốc kỳ của nước tiếp nhận bên trái nếu từ phía ngoài nhìn vào (xem hình 4 trong Phụ lục).

Quốc kỳ của nước tiếp nhận được treo lên trước khi khách đến và được hạ xuống sau khi khách rời đi.

3. Cờ của tổ chức quốc tế tiếp nhận: Nếu theo quy định, thông lệ lễ tân của tổ chức quốc tế tiếp nhận mà trụ sở của cơ quan đại diện các quốc gia thành viên tại tổ chức quốc tế phải treo cờ của tổ chức quốc tế đó thì cờ của tổ chức quốc tế tiếp nhận được treo cùng với quốc kỳ Việt Nam. Cách treo quốc kỳ Việt Nam và cờ của tổ chức quốc tế tiếp nhận như quy định Khoản 2 Điều này.

 

Phu luc_kem theo Thong tu so 01.2010.TT-BNG.doc

Điều 23.1.TT.1.11. Quốc kỳ Việt Nam, ảnh hoặc tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phòng tiếp khách đối ngoại

(Điều 11 Thông tư số 01/2010/TT-BNG, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/09/2010)

 

1. Phòng tiếp khách đối ngoại tại trụ sở cơ quan đại diện, văn phòng trực thuộc hay nhà riêng có quốc kỳ Việt Nam và treo ảnh hoặc đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh phía sau nơi ngồi tiếp khách của người chủ trì tiếp khách.

2. Treo ảnh hoặc đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở chính giữa, quốc kỳ Việt Nam treo trên cột cờ đặt phía bên trái ảnh hoặc tượng nếu nhìn từ phía đối diện. Đỉnh của ảnh hoặc tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh không cao hơn đỉnh ngôi sao vàng trong quốc kỳ Việt Nam khi treo trên cột cờ. (Xem hình 5 trong Phụ lục).

 

Phu luc_kem theo Thong tu so 01.2010.TT-BNG.doc

Điều 23.1.TT.1.12. Quốc kỳ Việt Nam, cờ của đối tác trong lễ ký văn kiện và hội đàm

(Điều 12 Thông tư số 01/2010/TT-BNG, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/09/2010)

 

1. Nguyên tắc chung:

a) Treo quốc kỳ Việt Nam và quốc kỳ của nước hay cờ của tổ chức quốc tế tiếp nhận nếu phía Việt Nam tham gia ký kết, hội đàm là thành viên của cơ quan đại diện hoặc đại diện cơ quan nhà nước Việt Nam từ trong nước sang và đối tác tham gia hội đàm, ký kết là đại diện của cơ quan nhà nước của quốc gia có quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam hoặc tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia.

b) Quốc kỳ Việt Nam và quốc kỳ của nước hay cờ của tổ chức quốc tế tiếp nhận phải có kích thước tương đương và đặt song song ngang bằng nhau.

2. Lễ ký kết văn kiện: Lễ ký văn kiện giữa Việt Nam và đối tác nước ngoài do cơ quan đại diện chủ trì mời đến ký, dù tổ chức tại trụ sở cơ quan, nhà riêng hoặc ngoài cơ quan đại diện, vị trí đặt cờ (cờ bàn) như sau:

a) Lễ ký văn kiện giữa Việt Nam với một đối tác nước ngoài: Phù hợp với cách sắp xếp vị trí người đại diện ký kết, nếu nhìn vào từ phía đối diện người ký văn kiện, quốc kỳ Việt Nam đặt bên phải, cờ đối tác bên trái (xem hình 6A trong Phụ lục).

b) Lễ ký văn kiện giữa Việt Nam với hai hay nhiều đối tác nước ngoài. Phù hợp với cách sắp xếp vị trí của người đại diện các bên ký kết, nếu nhìn vào từ phía đối diện người ký, quốc kỳ Việt Nam đặt ở giữa, cờ của các đối tác lần lượt đặt bên trái, bên phải quốc kỳ Việt Nam, ngược chiều kim đồng hồ theo vần chữ cái A, B, C tên gọi quốc gia, tổ chức có người đại diện ký, bằng ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi tại quốc gia hay tổ chức quốc tế tiếp nhận hoặc do các bên ký kết thỏa thuận (xem hình 6B trong Phụ lục).

3. Hội đàm ngồi bàn viết giữa Việt Nam với đối tác nước ngoài: Quốc kỳ Việt Nam đặt trên bàn trước Trưởng đoàn Việt Nam, cờ khách đặt tương tự trước Trưởng đoàn khách.

4. Lễ ký kết văn kiện hay hội đàm do cơ quan nước ngoài chủ trì tổ chức: Việc sắp xếp vị trí người ký, quốc kỳ Việt Nam và quốc kỳ nước ngoài, cờ của tổ chức quốc tế theo quy định, thông lệ lễ tân của quốc gia hay tổ chức quốc tế đó và không trái với quy định tại Khoản 1 Điều này.

 

Phu luc_kem theo Thong tu so 01.2010.TT-BNG.doc

Điều 23.1.TT.1.13. Quốc kỳ Việt Nam trên xe riêng khi người đứng đầu cơ quan đại diện hoạt động đối ngoại

(Điều 13 Thông tư số 01/2010/TT-BNG, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/09/2010)

 

1. Quốc kỳ Việt Nam cắm trên xe riêng của người đứng đầu cơ quan đại diện khi người đứng đầu cơ quan đại diện sử dụng xe hoạt động đối ngoại phù hợp với quy định, thông lệ lễ tân của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

2. Xe riêng của người đứng đầu cơ quan đại diện không cắm quốc kỳ Việt Nam khi đi trong đội hình đoàn xe đón tiếp đoàn Việt Nam thăm quốc gia hay tổ chức quốc tế tiếp nhận khi xe ô tô của Trưởng đoàn Việt Nam có cắm quốc kỳ Việt Nam.

 

Điều 23.1.TT.1.14. Quốc kỳ Việt Nam, quốc kỳ của quốc gia, cờ của tổ chức quốc tế tiếp nhận trong một số hoạt động đối ngoại khác

(Điều 14 Thông tư số 01/2010/TT-BNG, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/09/2010)

 

1. Đối với các hoạt động như mít tinh nhân dịp quốc khánh, kỷ niệm các ngày lễ lớn của Việt Nam, kỷ niệm sự kiện quan trọng trong quan hệ với quốc gia hay tổ chức quốc tế tiếp nhận do cơ quan đại diện tổ chức có mời khách của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận:

a) Nếu theo quy định, thông lệ lễ tân của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận, trong các hoạt động trên quy định có treo quốc kỳ của quốc gia hay cờ của tổ chức quốc tế tiếp nhận, chỉ treo quốc kỳ của quốc gia hay cờ của tổ chức quốc tế tiếp nhận cùng với quốc kỳ Việt Nam. Quốc kỳ Việt Nam và quốc kỳ của quốc gia hoặc cờ của tổ chức quốc tế tiếp nhận có kích thước tương đương và được treo song song, cao ngang nhau. Quốc kỳ Việt Nam treo bên phải, quốc kỳ của quốc gia hay cờ của tổ chức quốc tế tiếp nhận treo bên trái theo hướng nhìn vào sân khấu nơi treo cờ. (Xem hình 7 trong Phụ lục).

b) Nếu theo quy định hoặc thông lệ lễ tân của quốc gia tiếp nhận trong các hoạt động trên quy định cơ quan đại diện lãnh sự hoặc văn phòng trực thuộc đóng tại địa phương có treo cờ của chủ thể địa phương (nước cộng hòa, bang, tỉnh, vùng lãnh thổ,…), chỉ treo cờ của chủ thể địa phương cùng với quốc kỳ Việt Nam và quốc kỳ quốc gia tiếp nhận. Quốc kỳ Việt Nam và quốc kỳ của quốc gia tiếp nhận có kích thước tương đương, treo song song và cao ngang nhau. Quốc kỳ Việt Nam treo bên phải, quốc kỳ của quốc gia tiếp nhận treo bên trái theo hướng nhìn vào sân khấu nơi treo cờ. Tỉ lệ kích thước cờ của chủ thể địa phương so với quốc kỳ của hai quốc gia và vị trí treo cờ của chủ thể địa phương theo quy định hay thông lệ lễ tân của quốc gia tiếp nhận.

2. Đối với các cuộc gặp gỡ của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam hoặc người đứng đầu cơ quan đại diện với cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước sở tại do cơ quan đại diện tổ chức ở trong hoặc ngoài cơ quan đại diện có treo quốc kỳ Việt Nam. Cách mức treo quốc kỳ như sau:

a) Nếu quốc kỳ treo trên cột cờ, quốc kỳ đặt bên tay phải của diễn giả theo hướng nhìn từ sân khấu xuống (xem hình 8 trong Phụ lục).

b) Nếu gắn trên phông, quốc kỳ treo chính diện phía sau diễn giả, đầu của diễn giả không cao hơn ngôi sao vàng trong quốc kỳ (xem hình 9 trong Phụ lục).

3. Đối với các hoạt động liên quan đến quan hệ với Việt Nam do các cơ quan, tổ chức nước ngoài tổ chức, việc treo quốc kỳ Việt Nam trong các hoạt động đó theo quy định, thông lệ lễ tân của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận và không trái với quy định tại Khoản 1 Điều 12.

 

Phu luc_kem theo Thong tu so 01.2010.TT-BNG.doc

Điều 23.1.TT.1.15. Ảnh lãnh đạo

(Điều 15 Thông tư số 01/2010/TT-BNG, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/09/2010)

 

1. Đối với những hoạt động đối ngoại do cơ quan đại diện hoặc do quốc gia tiếp nhận tổ chức mà theo quy định, thông lệ lễ tân của quốc gia tiếp nhận có treo ảnh lãnh đạo của người tiếp nhận và nước cử cơ quan đại diện trong thời gian diễn ra sự kiện, ảnh lãnh đạo Việt Nam sẽ được treo cùng ảnh lãnh đạo nước tiếp nhận. Ảnh lãnh đạo hai quốc gia treo song song, cao ngang nhau với cỡ ảnh tương đương và khung ảnh giống nhau.

2. Treo ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh nếu quốc gia tiếp nhận treo ảnh lãnh tụ dân tộc, treo ảnh Chủ tịch nước nếu quốc gia tiếp nhận treo ảnh Nguyên thủ Quốc gia đương nhiệm.

3. Nếu hoạt động đối ngoại do cơ quan đại diện tổ chức, ảnh lãnh đạo Việt Nam treo bên phải, ảnh lãnh đạo quốc gia tiếp nhận treo bên trái theo hướng nhìn vào ảnh. Nếu hoạt động do quốc gia tiếp nhận tổ chức, vị trí treo ảnh lãnh đạo của hai quốc gia được sắp xếp theo quy định lễ tân của quốc gia tiếp nhận.

 

Điều 23.1.TT.1.16. Cử quốc thiều nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(Điều 16 Thông tư số 01/2010/TT-BNG, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/09/2010)

 

1. Quốc thiều Việt Nam được cử trong các cuộc mít tinh, chiêu đãi chào mừng Quốc khánh, ngày lễ lớn của Việt Nam hoặc kỷ niệm sự kiện quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam với quốc gia hay tổ chức quốc tế tiếp nhận phù hợp với quy định, thông lệ lễ tân của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

2. Nếu trong hoạt động đối ngoại có cử quốc thiều hai nước, quốc thiều Việt Nam và quốc thiều quốc gia tiếp nhận được cử theo thứ tự phù hợp với quy định, thông lệ lễ tân tại quốc gia tiếp nhận.

 

Điều 23.1.TT.1.17. Chiêu đãi tiếp khách chào mừng Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

(Điều 17 Thông tư số 01/2010/TT-BNG, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/09/2010)

 

1. Cơ quan đại diện và văn phòng trực thuộc nếu đóng tại địa phương khác nơi đặt trụ sở cơ quan đại diện tổ chức chiêu đãi tiếp khách chào mừng Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.

2. Chủ trì chiêu đãi tiếp khách là người đứng đầu cơ quan đại diện, văn phòng trực thuộc tại thời điểm tổ chức chiêu đãi tiếp khách. Tùy theo thông lệ lễ tân tại nước sở tại, tổ chức quốc tế tiếp nhận, điều kiện thực tế của cơ quan đại diện, người đứng đầu cơ quan đại diện, văn phòng trực thuộc và phu nhân hoặc phu quân chủ trì chiêu đãi.

3. Giấy mời chiêu đãi có hình quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với của người đứng đầu và người đứng đầu tạm thời cơ quan đại diện gồm:

- Đại sứ quán: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Đại biện, Đại biện lâm thời.

- Tổng Lãnh sự quán: Tổng Lãnh sự; Lãnh sự quán: Lãnh sự.

- Cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế: Đại diện thường trực, Quan sát viên thường trực hoặc Đại diện của Chủ tịch nước hay người được chính thức chỉ định tạm thời thay thế người đứng đầu phù hợp với quy định của Việt Nam, thông lệ lễ tân của tổ chức quốc tế tiếp nhận.

4. Trên sân khấu nơi tổ chức chiêu đãi tiếp khách có treo quốc kỳ Việt Nam, quốc kỳ quốc gia hay cờ của tổ chức quốc tế tiếp nhận. Cách thức treo quốc kỳ Việt Nam, quốc kỳ quốc gia hay tổ chức quốc tế tiếp nhận như sau:

- Quốc kỳ Việt Nam phía tay phải, quốc kỳ của quốc gia hay cờ của tổ chức quốc tế tiếp nhận bên tay trái theo hướng nhìn lên sân khấu. Quốc kỳ Việt Nam và quốc kỳ của quốc gia hay tổ chức tiếp nhận phải có kích thước tương đương, cách treo giống nhau và cao ngang nhau. (Xem hình 7 trong Phụ lục).

- Đối với cơ quan đại diện lãnh sự, văn phòng trực thuộc đóng tại địa phương, nếu chủ thể địa phương có cờ riêng, cờ của chủ thể địa phương được treo cùng quốc kỳ Việt Nam và quốc kỳ của quốc gia tiếp nhận theo quy định tại Mục b, Khoản 1, Điều 14.

5. Việc cử quốc thiều nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quốc thiều quốc gia tiếp nhận theo quy định tại Điều 16.

6. Phát biểu chào mừng của người đứng đầu cơ quan đại diện và của khách chính đại diện cho quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận phù hợp với quy định, thông lệ lễ tân của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

7. Trang trí phông sân khấu phù hợp với thông lệ lễ tân tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận. Trong trường hợp có phông trang trí, cách thức như sau:

a) Ngôn ngữ:

- Phông có thể viết bằng một ngôn ngữ là quốc ngữ nước tiếp nhận hoặc một ngoại ngữ được dùng phổ biến tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Nếu phông viết bằng hai thứ tiếng, tiếng Việt và quốc ngữ nước tiếp nhận hoặc một ngoại ngữ được dùng phổ biến tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận. Tiếng Việt viết trước và tiếng nước ngoài viết sau. Tiếng Việt và tiếng nước ngoài viết bằng chữ in hoa, khổ chữ bằng nhau, nếu là hệ chữ La-tinh thì cùng kiểu chữ.

b) Nội dung:

Quốc khánh lần thứ … nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2/9/1945 - 2/9/…

 

 

Phu luc_kem theo Thong tu so 01.2010.TT-BNG.doc

Điều 23.1.TT.1.18. Mở sổ tang

(Điều 18 Thông tư số 01/2010/TT-BNG, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/09/2010)

 

1. Cơ quan đại diện và văn phòng trực thuộc nếu đóng tại địa phương khác nơi đặt cơ quan đại diện tổ chức mở sổ tang, tiếp khách ký sổ tang khi Nhà nước Việt Nam tổ chức Lễ quốc tang. Đối với các lễ tang khác, cơ quan đại diện mở sổ tang, tiếp khách ký sổ tang theo chỉ đạo thống nhất của Bộ Ngoại giao. Sổ tang có bìa màu đen hoặc màu sẫm.

2. Mở sổ tang người quá cố: Trên ban thờ có di ảnh người quá cố với dải băng đen ở chéo góc trên bên trái theo hướng nhìn vào ảnh, có lọ hoa. Có thể thắp nến, đặt bát hương (việc thắp nến, đặt bát hương, thắp hương tùy thuộc vào thực tiễn phong tục tập quán của nước sở tại).

3. Mở sổ tang tổn thất do thảm họa, thiên tai: Phông sau ban thờ màu sẫm ghi hàng chữ bằng tiếng Việt hay quốc ngữ nước tiếp nhận hoặc bằng một ngôn ngữ thông dụng tại quốc gia nơi đặt cơ quan đại diện: “Tưởng niệm các nạn nhân (tên thảm họa)”. Trên ban thờ có lọ hoa. Có thể thắp nến và đặt bát hương (việc thắp nến, đặt bát hương, thắp hương tùy thuộc vào thực tiễn phong tục tập quán của nước sở tại).

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 41.14.NĐ.15. Tổ chức Lễ viếng ở nước ngoài)

Điều 23.1.TT.1.19. Treo cờ tang

(Điều 19 Thông tư số 01/2010/TT-BNG, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/09/2010)

 

1. Cơ quan đại diện treo cờ tang khi Nhà nước Việt Nam tổ chức Lễ quốc tang. Cơ quan đại diện chỉ treo cờ tang đối với Quốc tang của quốc gia hoặc lễ tang của tổ chức quốc tế tiếp nhận theo chỉ đạo của Bộ Ngoại giao.

2. Treo cờ tang trong suốt thời gian để tang theo quy định của Ban Lễ tang Nhà nước và trong thời gian cơ quan đại diện mở sổ tang trong trường hợp không mở sổ tang đúng ngày để tang theo quy định của Ban Lễ tang Nhà nước.

3. Cờ tang được treo cao trên đỉnh cột cờ, phía trên quốc kỳ Việt Nam đính một dải băng đen. Dải băng đen có chiều rộng bằng 01/10 chiều rộng của quốc kỳ, chiều dài tối thiểu bằng 1/2 chiều dài của quốc kỳ.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 41.14.NĐ.15. Tổ chức Lễ viếng ở nước ngoài)

Chương IV

THÀNH VIÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN

Điều 23.1.LQ.17. Tiêu chuẩn thành viên cơ quan đại diện

(Điều 17 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Luật số 19/2017/QH14 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2018)

 

1. Thành viên cơ quan đại diện đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

a) Là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp là nhân viên hợp đồng quy định tại Điều 29 của Luật này;

b) Có đủ tiêu chuẩn, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu công tác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trên cơ sở đề án tổng thể được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và các tiêu chuẩn sau đây:

a) Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc;

b) Có trình độ đại học trở lên; có trình độ lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp; đã được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ đối ngoại; sử dụng thông thạo ít nhất một ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu công tác;

c) Nắm vững và có năng lực tham mưu, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Nhà nước; có năng lực tổng hợp, phân tích và dự báo; có năng lực tổ chức, điều hành, tập hợp, đoàn kết nội bộ và phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; có kinh nghiệm quản lý, công tác trong lĩnh vực đối ngoại; đã có thời gian giữ chức vụ phó vụ trưởng hoặc tương đương trở lên;

d) Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao; trong độ tuổi đủ để hoàn thành ít nhất một nhiệm kỳ công tác, trừ trường hợp đặc biệt, căn cứ yêu cầu đối ngoại, địa bàn công tác, năng lực, uy tín cá nhân, do Chính phủ quy định.

 

Điều 23.1.LQ.18. Chức vụ ngoại giao, chức vụ lãnh sự

(Điều 18 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009)

 

1. Chức vụ ngoại giao bao gồm:

a) Đại sứ đặc mệnh toàn quyền;

b) Đại sứ;

c) Công sứ;

d) Tham tán Công sứ;

đ) Tham tán;

e) Bí thư thứ nhất;

g) Bí thư thứ hai;

h) Bí thứ thứ ba;

i) Tùy viên.

2. Chức vụ lãnh sự bao gồm:

a) Tổng Lãnh sự;

b) Phó Tổng Lãnh sự;

c) Lãnh sự;

d) Phó Lãnh sự;

đ) Tùy viên lãnh sự.

 

Điều 23.1.LQ.19. Người đứng đầu cơ quan đại diện

(Điều 19 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Luật số 19/2017/QH14 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2018)

 

1. Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền hoặc Đại biện trong trường hợp chưa cử Đại sứ đặc mệnh toàn quyền.

2. Người đứng đầu Tổng Lãnh sự quán là Tổng Lãnh sự. Người đứng đầu Lãnh sự quán là Lãnh sự.

3. Người đứng đầu cơ quan đại diện tại Liên hợp quốc là Đại diện thường trực và có chức vụ ngoại giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền. Người đứng đầu cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế khác là Đại diện thường trực, Quan sát viên thường trực hoặc Đại diện của Chủ tịch nước tại tổ chức quốc tế và có chức vụ ngoại giao Đại sứ hoặc Đại sứ đặc mệnh toàn quyền.

 

Điều 23.1.LQ.20. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cử, triệu hồi người đứng đầu cơ quan đại diện

(Điều 20 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Luật số 19/2017/QH14 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2018)

 

1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu cơ quan đại diện là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền.

2. Căn cứ nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm; quyết định cử, triệu hồi người đứng đầu cơ quan đại diện là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền.

3. Chủ tịch nước quyết định cử, triệu hồi người đứng đầu cơ quan đại diện là Đại diện của Chủ tịch nước tại tổ chức quốc tế theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định bổ nhiệm, triệu hồi người đứng đầu cơ quan đại diện, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

5. Người đứng đầu cơ quan đại diện tại một quốc gia, tổ chức quốc tế có thể được cử hoặc bổ nhiệm kiêm nhiệm làm người đứng đầu cơ quan đại diện tại quốc gia, tổ chức quốc tế khác.

 

Điều 23.1.NĐ.2.12. Trường hợp đặc biệt bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền

(Điều 12 Nghị định số 104/2018/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/08/2018)

 

Trong trường hợp quá độ tuổi bổ nhiệm thông thường, người được tiến cử Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được xem xét bổ nhiệm căn cứ yêu cầu đối ngoại, địa bàn công tác, năng lực, uy tín cá nhân theo quy định tại Nghị định này.

 

Điều 23.1.NĐ.2.13. Nguyên tắc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong trường hợp đặc biệt

(Điều 13 Nghị định số 104/2018/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/08/2018)

 

1. Việc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong trường hợp đặc biệt phải bảo đảm chặt chẽ, khách quan, công bằng, công khai và đúng quy định.

2. Khi được bổ nhiệm, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền thực hiện đầy đủ nhiệm kỳ công tác theo quy định của pháp luật về cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

3. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền đối với từng trường hợp cụ thể.

 

Điều 23.1.NĐ.2.14. Điều kiện về năng lực, uy tín cá nhân

(Điều 14 Nghị định số 104/2018/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/08/2018)

 

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt nếu đáp ứng các tiêu chí về năng lực, uy tín sau đây:

1. Có kiến thức, hiểu biết sâu rộng về quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

2. Có uy tín, kinh nghiệm và năng lực vượt trội trong lĩnh vực đối ngoại.

 

Điều 23.1.NĐ.2.15. Điều kiện về yêu cầu đối ngoại

(Điều 15 Nghị định số 104/2018/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/08/2018)

 

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt nhằm thực hiện một trong các yêu cầu đối ngoại sau đây:

1. Thúc đẩy một hoặc một số lĩnh vực hợp tác đặc biệt quan trọng về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế trong quan hệ giữa Việt Nam với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

2. Xử lý một hoặc một số vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc đến lợi ích của Việt Nam trong quan hệ giữa Việt Nam với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

 

Điều 23.1.NĐ.2.16. Điều kiện về địa bàn công tác

(Điều 16 Nghị định số 104/2018/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/08/2018)

 

Địa bàn công tác trong trường hợp đặc biệt bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền bao gồm một trong các địa bàn sau đây:

1. Quốc gia láng giềng hoặc thuộc khu vực Đông Nam Á.

2. Quốc gia có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, Liên hợp quốc hoặc địa bàn có tầm quan trọng trong quan hệ với Việt Nam, phù hợp với yêu cầu đối ngoại trong từng thời kỳ.

 

Điều 23.1.LQ.21. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đại diện

(Điều 21 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Luật số 19/2017/QH14 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2018)

 

1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó; chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan đại diện.

2. Phân công, bố trí công việc của thành viên cơ quan đại diện phù hợp với quyết định bổ nhiệm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và yêu cầu công tác của cơ quan đại diện; phối hợp với cơ quan hữu quan chỉ đạo công tác đối với cán bộ biệt phái; tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đối với thành viên cơ quan đại diện; quản lý kỷ luật lao động và đánh giá thành viên cơ quan đại diện; khen thưởng, kỷ luật theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

3. Tham gia tổ chức hoạt động của đoàn cấp cao Việt Nam sang thăm và làm việc tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

3a. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiến nghị thực hiện biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ bí mật nhà nước, bảo đảm an ninh, an toàn đối với thành viên và trụ sở cơ quan đại diện.

4. Chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm kinh phí và cơ sở vật chất của cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật.

5. Tổ chức sơ kết, tổng kết và trực tiếp báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của cơ quan đại diện; kiến nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao biện pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy, biên chế và chế độ, chính sách đối với cơ quan đại diện.

6. Trong trường hợp khẩn cấp, có quyền quyết định biện pháp cần thiết để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của thành viên cơ quan đại diện và gia đình, tài liệu và tài sản của cơ quan đại diện, đồng thời báo cáo ngay Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

7. Trong trường hợp đặc biệt, quyết định đưa về nước thành viên cơ quan đại diện không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, quan hệ với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận, đồng thời báo cáo ngay Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

8. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

 

Điều 23.1.LQ.22. Người tạm thời đứng đầu cơ quan đại diện

(Điều 22 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009)

 

1. Trong trường hợp người đứng đầu cơ quan đại diện tạm thời vắng mặt hoặc vì lý do khác không thực hiện được nhiệm vụ của mình, người đứng đầu cơ quan đại diện chỉ định một thành viên cơ quan đại diện của Bộ Ngoại giao có chức vụ kế tiếp tạm thời đứng đầu cơ quan đại diện và báo cáo ngay Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

2. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có thể chỉ định một người khác tạm thời đứng đầu cơ quan đại diện.

3. Trong từng trường hợp cụ thể, người đứng đầu cơ quan đại diện hoặc Bộ trưởng Bộ Ngoại giao giới thiệu với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận người được chỉ định tạm thời đứng đầu cơ quan đại diện.

 

Điều 23.1.LQ.23. Bổ nhiệm, triệu hồi thành viên khác của cơ quan đại diện

(Điều 23 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009)

 

1. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm, triệu hồi thành viên khác của cơ quan đại diện.

2. Thủ tục bổ nhiệm, triệu hồi thành viên khác của cơ quan đại diện do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quy định.

 

Điều 23.1.LQ.24. Trách nhiệm của thành viên cơ quan đại diện

(Điều 24 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009)

 

1. Tuân thủ pháp luật Việt Nam, thực hiện các quy định của Bộ Ngoại giao và của cơ quan đại diện; bảo vệ và đề cao hình ảnh, uy tín, danh dự và lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

2. Tôn trọng pháp luật và phong tục tập quán của quốc gia tiếp nhận; tích cực góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

3. Chấp hành sự chỉ đạo và điều hành của người đứng đầu cơ quan đại diện; báo cáo và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan đại diện về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

4. Bảo vệ bí mật nhà nước.

5. Không được lạm dụng quyền ưu đãi, miễn trừ vì lợi ích cá nhân, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cơ quan đại diện. Trong thời gian công tác tại cơ quan đại diện, không được tiến hành hoạt động nghề nghiệp nhằm mục đích thu lợi riêng.

 

Điều 23.1.LQ.25. Trách nhiệm của thành viên gia đình

(Điều 25 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009)

 

1. Thực hiện quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 24 của Luật này.

2. Không được lạm dụng quyền ưu đãi, miễn trừ vì lợi ích cá nhân, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cơ quan đại diện. 

 

Điều 23.1.LQ.26. Chế độ dành cho thành viên cơ quan đại diện, vợ hoặc chồng và con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan đại diện

(Điều 26 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Luật số 19/2017/QH14 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2018)

 

1. Thành viên cơ quan đại diện, vợ hoặc chồng được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng với thành viên cơ quan đại diện trong thời gian công tác tại cơ quan đại diện được hưởng:

a) Chế độ lương, phụ cấp, trợ cấp; chế độ nhà ở; chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ nghỉ hàng năm theo quy định của pháp luật;

b) Trợ cấp trong trường hợp bị thương hoặc chết;

c) Trợ cấp và chế độ ưu đãi trong trường hợp công tác tại khu vực đang xảy ra xung đột vũ trang, thảm họa do thiên tai, dịch bệnh, hoặc trong điều kiện công tác đặc biệt khó khăn.

d) Bảo đảm chi phí đi lại trong trường hợp cha, mẹ hoặc cha, mẹ của vợ (chồng) hoặc vợ, chồng, con của thành viên cơ quan đại diện chết.

2. Nữ thành viên cơ quan đại diện hoặc vợ của thành viên cơ quan đại diện được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng với thành viên cơ quan đại diện, khi sinh con được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật. Thời gian nghỉ sinh con của nữ thành viên cơ quan đại diện được tính vào nhiệm kỳ công tác.

3. Con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan đại diện được hỗ trợ một phần học phí tại quốc gia tiếp nhận và chi phí mua bảo hiểm khám bệnh, chữa bệnh.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

 

Điều 23.1.NĐ.3.4. Căn cứ và nguyên tắc xác định chế độ đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài

(Điều 4 Nghị định số 08/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/03/2019)

 

1. Chế độ sinh hoạt phí, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khác được xây dựng trên cơ sở nhu cầu vật chất và tinh thần, bảo đảm cuộc sống, sinh hoạt bình thường và bảo đảm việc hoàn thành tốt nhiệm vụ của thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài và phu nhân/phu quân, phù hợp với điều kiện kinh tế của Nhà nước, đặc thù công tác đối ngoại và hoàn cảnh cụ thể của địa bàn công tác.

2. Sinh hoạt phí được xác định như sau: Sinh hoạt phí bằng mức sinh hoạt phí cơ sở nhân với hệ số địa bàn nhân với chỉ số sinh hoạt phí, trong đó:

a) Mức sinh hoạt phí cơ sở được xác định trên cơ sở bảo đảm nhu cầu chung về ăn, chi tiêu thiết yếu và một số nhu cầu về văn hóa, tinh thần cho các thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, phù hợp với điều kiện kinh tế của Nhà nước và đặc thù công tác đối ngoại tại nước ngoài.

b) Hệ số địa bàn được xác định trên cơ sở tổng hợp các yếu tố về môi trường an ninh - chính trị, môi trường tự nhiên - khí hậu, môi trường văn hóa - xã hội, điều kiện giáo dục, điều kiện chăm sóc y tế, khoảng cách địa lý, mức độ đắt đỏ về giá cả sinh hoạt, cường độ công việc, thu hút địa bàn... của các địa bàn có trụ sở của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

c) Chỉ số sinh hoạt phí được xác định trên cơ sở chức danh tiêu chuẩn, chức vụ được bổ nhiệm tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài và hệ số lương hiện hưởng trong nước của thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài. Chỉ số sinh hoạt phí của phu nhân/phu quân được xác định theo chức danh tiêu chuẩn, chức vụ của chồng/vợ là thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

3. Nguyên tắc áp dụng chế độ sinh hoạt phí:

a) Chế độ sinh hoạt phí được áp dụng thống nhất đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

b) Người giữ chức vụ ngoại giao, chức danh cao hơn được hưởng chỉ số sinh hoạt phí cao hơn.

 

Điều 23.1.NĐ.3.5. Chế độ sinh hoạt phí

(Điều 5 Nghị định số 08/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/03/2019)

 

1. Mức sinh hoạt phí cơ sở áp dụng chung cho tất cả các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài là 650 đô-la Mỹ/người/tháng và sẽ được xem xét điều chỉnh khi chỉ số giá tiêu dùng tại các địa bàn tăng từ 10% trở lên hoặc tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

2. Hệ số địa bàn gồm 5 mức: 1,0; 1,1; 1,2; 1,3 và 1,4.

Bộ Ngoại giao ban hành Danh sách phân loại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài theo hệ số địa bàn sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính.

3. Chỉ số sinh hoạt phí thấp nhất là 100% và cao nhất là 250%, được xác định theo hệ thống tiêu chuẩn chức danh, chức vụ ngoại giao của thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài và hệ số lương hiện hưởng trong nước.

Chỉ số sinh hoạt phí được quy định cụ thể trong quyết định cử đi công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

Ban hành kèm theo Nghị định này 05 Bảng chỉ số sinh hoạt phí (Phụ lục kèm theo), gồm:

a) Bảng 1: Áp dụng đối với thành viên cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài giữ chức vụ ngoại giao.

b) Bảng 2: Áp dụng đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài không giữ chức vụ ngoại giao.

c) Bảng 3: Áp dụng đối với thành viên cơ quan Việt Nam thuộc chuyên ngành an ninh - quốc phòng không giữ chức vụ ngoại giao.

d) Bảng 4: Áp dụng đối với nhân viên hành chính, kỹ thuật, hậu cần.

đ) Bảng 5: Áp dụng đối với phu nhân/phu quân.

 

Phu luc_Kem theo Nghi dinh so 08.2019.ND-CP.doc

Điều 23.1.NĐ.3.6. Chế độ phụ cấp

(Điều 6 Nghị định số 08/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/03/2019)

 

1. Đại sứ, Người đứng đầu cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được cấp có thẩm quyền giao kiêm nhiệm công tác tại nước khác hoặc tổ chức quốc tế ở nước khác được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm địa bàn như sau: Kiêm nhiệm từ một đến hai nước hoặc tổ chức quốc tế ở nước khác được hưởng mức 15% mức sinh hoạt phí cơ sở nhân với hệ số địa bàn; kiêm nhiệm từ ba nước hoặc tổ chức quốc tế ở nước khác trở lên được hưởng mức 20% mức sinh hoạt phí cơ sở nhân với hệ số địa bàn.

2. Trường hợp cơ quan Việt Nam ở nước ngoài không bố trí đủ số thành viên theo biên chế được duyệt, thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được cấp có thẩm quyền giao kiêm nhiệm công việc do biên chế khác dự kiến phụ trách thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm mức 15% mức sinh hoạt phí cơ sở nhân với hệ số địa bàn.

3. Nữ thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hưởng phụ cấp hàng tháng mức 5% mức sinh hoạt phí cơ sở nhân với hệ số địa bàn.

 

Điều 23.1.NĐ.3.7. Chế độ trợ cấp

(Điều 7 Nghị định số 08/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/03/2019)

 

1. Thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài công tác nhiệm kỳ tại địa bàn đang xảy ra xung đột vũ trang, thảm họa do thiên tai, dịch bệnh nghiêm trọng đe dọa tính mạng hoặc trong điều kiện công tác đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp hàng tháng bằng 30% mức sinh hoạt phí cơ sở nhân với hệ số địa bàn.

Căn cứ báo cáo của Người đứng đầu cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và xét tình hình thực tế tại địa bàn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định địa bàn và thời gian được hưởng khoản trợ cấp này sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính.

2. Thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài bị thương hoặc bị chết trong thời gian công tác nhiệm kỳ ở nước ngoài, ngoài chế độ quy định tại Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức, thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài hoặc thân nhân của thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước trợ cấp, cụ thể:

a) Mức trợ cấp một lần bằng 3 lần mức sinh hoạt phí cơ sở nếu bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên.

b) Mức trợ cấp một lần bằng 7 lần mức sinh hoạt phí cơ sở nếu bị chết.

 

Điều 23.1.NĐ.3.8. Chế độ bảo hiểm khám, chữa bệnh

(Điều 8 Nghị định số 08/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/03/2019)

 

1. Thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hỗ trợ mua bảo hiểm khám, chữa bệnh ở nước ngoài.

2. Căn cứ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể mức hỗ trợ tại Điều này.

 

Điều 23.1.NĐ.3.9. Một số chế độ khác

(Điều 9 Nghị định số 08/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/03/2019)

 

1. Thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước thanh toán tiền nhà ở, tiền điện, tiền nước, tiền chất đốt, tiền thuê bao cáp truyền hình, tiền thuê bao điện thoại, tiền thuê bao internet; được hưởng 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên (nếu có) và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) ở trong nước, được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội như khi công tác trong nước.

2. Thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được phụ cấp một khoản tiền khoán cho cả nhiệm kỳ để mua trang phục đối ngoại, đồ dùng cá nhân thiết yếu trong nhiệm kỳ công tác (trang phục comple, cà-vạt, giày, áo khoác theo mùa....)

3. Tiền vé máy bay (hoặc phương tiện khác), cước hành lý đi công tác nhiệm kỳ:

a) Thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài khi rời Việt Nam đến địa bàn công tác và khi kết thúc nhiệm kỳ được thanh toán chi phí phương tiện đi lại từ nơi ở ra sân bay, ga tầu, bến xe và ngược lại; được hưởng tiêu chuẩn vé máy bay hạng phổ thông (economy class), nếu đi phương tiện khác thì được thanh toán theo giá vé của phương tiện.

b) Người đứng đầu cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được hưởng tiêu chuẩn vé máy bay hạng thương gia (business class) khi đến địa bàn lần đầu nhận công tác và khi kết thúc nhiệm kỳ về nước; khi đi trình Quốc thư và chào kết thúc nhiệm kỳ ở những nước kiêm nhiệm, khi đi công tác cùng với quan chức nước sở tại hoặc do đoàn ngoại giao tổ chức và đi công tác ở sở tại theo yêu cầu của công việc. Nếu đi bằng xe lửa thì được hưởng tiêu chuẩn vé toa hạng nhất.

c) Thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài khi đi đến địa bàn công tác và khi kết thúc nhiệm kỳ về nước được thanh toán khoán 50 kg cước hành lý/lượt trên cơ sở giá cước quy định của hãng hàng không (ngoài khối lượng hành lý được miễn phí theo quy định của hãng hàng không).

4. Thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được thanh toán tiền vé máy bay khứ hồi hoặc vé khứ hồi của các phương tiện khác về Việt Nam hoặc nước thứ ba trong nhiệm kỳ công tác khi bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ/chồng; bố, mẹ nuôi theo quy định của pháp luật; vợ/chồng; con đẻ, con nuôi theo quy định của pháp luật qua đời ở Việt Nam hoặc nước thứ ba.

5. Thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hưởng tiền công tác phí khi đi công tác trong nước sở tại hoặc ở nước khác.

6. Thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phải làm việc ban đêm hoặc làm thêm giờ được bố trí nghỉ bù hoặc được hưởng phụ cấp làm thêm giờ.

7. Thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài và thành viên gia đình đi theo được miễn thuế nhập khẩu đối với tài sản di chuyển khi kết thúc nhiệm kỳ về nước.

8. Nữ thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

9. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể quy định tại các khoản từ 1 đến 7 Điều này.

 

Điều 23.1.NĐ.3.10. Thời gian làm việc và chế độ nghỉ ngơi

(Điều 10 Nghị định số 08/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/03/2019)

 

1. Thời gian làm việc một ngày là 08 giờ, một tuần làm việc 05 ngày.

2. Thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được nghỉ hưởng nguyên sinh hoạt phí trong những ngày nghỉ hằng năm, nghỉ ngày lễ, Tết, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động và trong những ngày nghỉ lễ chính thức của nước sở tại.

 

Điều 23.1.NĐ.3.11. Chế độ phu nhân/phu quân

(Điều 11 Nghị định số 08/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/03/2019)

 

1. Phu nhân/phu quân được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài hưởng chế độ sinh hoạt phí theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

2. Phu nhân/phu quân của thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài nếu không thể đi theo chồng/vợ do hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc do địa bàn khó khăn, nguy hiểm thì được hưởng 50% mức sinh hoạt phí theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

3. Phu nhân/phu quân khi rời Việt Nam đến địa bàn công tác và khi kết thúc nhiệm kỳ được thanh toán chi phí phương tiện đi lại từ nơi ở ra sân bay, ga tầu, bến xe và ngược lại; được hưởng tiêu chuẩn vé máy bay hạng phổ thông (economy class), nếu đi phương tiện khác thì được thanh toán theo giá vé của phương tiện. Phu nhân/phu quân Người đứng đầu cơ quan đại diện hưởng vé cùng hạng với hạng vé của Người đứng đầu cơ quan đại diện nếu cùng đi.

4. Phu nhân/phu quân được thanh toán tiền vé máy bay khứ hồi hoặc vé khứ hồi của các phương tiện khác về Việt Nam hoặc nước thứ ba trong nhiệm kỳ công tác khi bố, mẹ đẻ; bố, mẹ chồng/vợ; bố, mẹ nuôi theo quy định của pháp luật; vợ/chồng; con đẻ, con nuôi theo quy định của pháp luật qua đời ở Việt Nam hoặc nước thứ ba.

5. Phu nhân/phu quân đi công tác nhiệm kỳ cùng thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được thanh toán tiền để mua sắm trang phục và những đồ dùng cá nhân thiết yếu khác khoán cho cả nhiệm kỳ theo mức của chồng/vợ là thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài mà người đó đi theo cùng nhiệm kỳ.

6. Phu quân/phu nhân khi đi đến địa bàn công tác và khi kết thúc nhiệm kỳ về nước được thanh toán khoán 50 kg cước hành lý/lượt trên cơ sở giá cước quy định của hãng hàng không (ngoài khối lượng hành lý được miễn phí theo quy định của hãng hàng không).

7. Phu nhân/phu quân công tác nhiệm kỳ tại các địa bàn đang xảy ra xung đột vũ trang, thảm họa do thiên tai, dịch bệnh nghiêm trọng đe dọa tính mạng hoặc trong điều kiện công tác đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp hàng tháng như thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.

8. Phu nhân/phu quân đi công tác nhiệm kỳ cùng thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hưởng chế độ bảo hiểm khám, chữa bệnh như thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

9. Phu nhân/phu quân được hưởng trợ cấp nếu bị thương hoặc bị chết trong thời gian công tác nhiệm kỳ như thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.

10. Phu nhân đi công tác nhiệm kỳ cùng thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng 5% mức sinh hoạt phí cơ sở nhân với hệ số địa bàn.

11. Phu nhân/phu quân là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước; sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức, công nhân viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong lực lượng vũ trang, trong thời gian hưởng chế độ phu nhân/phu quân tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hưởng 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên (nếu có) và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) ở trong nước, được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, được cơ quan trong nước thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định của Nhà nước, khi kết thúc nhiệm kỳ công tác ở nước ngoài về nước được nhận trở lại cơ quan cũ làm việc.

12. Phu nhân/phu quân không phải là cán bộ, công chức, viên chức lương từ ngân sách nhà nước hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức, công nhân viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong lực lượng vũ trang, nhưng có quá trình đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tự nguyện trước khi đi công tác nhiệm kỳ cùng thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

13. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể các mức chế độ quy định tại Điều này.

 

Điều 23.1.NĐ.3.12. Chế độ đối với con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài

(Điều 12 Nghị định số 08/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/03/2019)

 

1. Con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hỗ trợ học phí, cụ thể như sau:

a) Hỗ trợ học phí cấp theo từng tháng trong năm học, áp dụng đối với các trường hợp thực tế có đóng học phí ở nước sở tại.

b) Mức hỗ trợ học phí tối đa bằng 50% mức sinh hoạt phí cơ sở. Mức hỗ trợ sẽ được xem xét điều chỉnh phù hợp tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

c) Điều kiện được hưởng hỗ trợ học phí là tại những địa bàn mà các trường công lập sở tại không có chính sách miễn học phí cho con thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài hoặc những địa bàn mà con của thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phải học trường ngoài công lập.

2. Con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hỗ trợ chi phí mua bảo hiểm khám, chữa bệnh ở nước ngoài tối đa bằng 50% chế độ bảo hiểm khám, chữa bệnh ở nước ngoài dành cho thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài. Mức hỗ trợ này sẽ được xem xét điều chỉnh tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

 

Điều 23.1.LQ.27. Nhiệm kỳ công tác

(Điều 27 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009)

 

1. Nhiệm kỳ công tác của thành viên cơ quan đại diện là 36 tháng và có thể được kéo dài trong trường hợp cần thiết theo quy định tại khoản 7 Điều 32 của Luật này.

2. Trong thời hạn 3 tháng kể từ khi kết thúc nhiệm kỳ công tác về nước, thành viên cơ quan đại diện, vợ hoặc chồng được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng với thành viên cơ quan đại diện là cán bộ, công chức, viên chức chưa đến tuổi nghỉ hưu được tiếp nhận và bố trí làm việc trở lại tại cơ quan, tổ chức trước khi đi công tác nhiệm kỳ.

 

Điều 23.1.LQ.28. Lãnh sự danh dự

(Điều 28 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009)

 

1. Trong trường hợp có yêu cầu về công tác lãnh sự nhưng chưa có điều kiện thành lập cơ quan đại diện lãnh sự hoặc bổ nhiệm viên chức lãnh sự thì Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có thể bổ nhiệm Lãnh sự danh dự.

2. Thủ tục bổ nhiệm, chấm dứt hoạt động, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Lãnh sự danh dự được thực hiện theo quy định của pháp luật.

 

Điều 23.1.LQ.29. Nhân viên hợp đồng

(Điều 29 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009)

 

1. Cơ quan đại diện có thể tuyển dụng người cư trú tại quốc gia nơi cơ quan đại diện có trụ sở làm nhân viên hợp đồng.

2. Quyền và nghĩa vụ của nhân viên hợp đồng được quy định tại hợp đồng tuyển dụng.

 

Chương V

CHỈ ĐẠO, QUẢN LÝ, GIÁM SÁT VÀ PHỐI HỢP CÔNG TÁC ĐỐI VỚI CƠ QUAN ĐẠI DIỆN

Điều 23.1.LQ.30. Chỉ đạo và quản lý cơ quan đại diện

(Điều 30 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009)

 

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cơ quan đại diện.

2. Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo hoạt động của cơ quan đại diện.

3. Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cơ quan đại diện; trực tiếp quản lý, chỉ đạo và điều hành về tổ chức và hoạt động của cơ quan đại diện.

 

Điều 23.1.LQ.31. Giám sát cơ quan đại diện

(Điều 31 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009)

 

Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật.

 

Điều 23.1.LQ.32. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

(Điều 32 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Luật số 19/2017/QH14 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2018)

 

1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cơ quan đại diện.

2. Chủ trì nghiên cứu, đề xuất trình Chính phủ chủ trương đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về cơ quan đại diện.

3. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án về tổ chức bộ máy và chỉ tiêu biên chế của cơ quan đại diện.

4. Thống nhất chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện và thành viên cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật.

5. Tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về cơ quan đại diện.

6. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước cử và triệu hồi Đại diện của Chủ tịch nước tại tổ chức quốc tế.

Quyết định kéo dài nhiệm kỳ của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong thời gian không quá 03 tháng; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định kéo dài nhiệm kỳ của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trên 03 tháng trong trường hợp cần thiết do yêu cầu đối ngoại và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

7. Bổ nhiệm, kéo dài nhiệm kỳ, triệu hồi thành viên của cơ quan đại diện, trừ trường hợp được quy định tại khoản 6 Điều này. Bổ nhiệm, chấm dứt hoạt động đối với Lãnh sự danh dự.

8. Tổ chức và chỉ đạo việc phối hợp hoạt động giữa cơ quan đại diện với cơ quan, tổ chức có liên quan ở trong nước và nước ngoài.

9. Chỉ đạo việc quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật và kinh phí của cơ quan đại diện.

10. Khen thưởng, kỷ luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

 

Điều 23.1.LQ.33. Phối hợp công tác giữa cơ quan, tổ chức Việt Nam và cơ quan đại diện

(Điều 33 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009)

 

1. Cơ quan, tổ chức Việt Nam có trách nhiệm:

a) Cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động đối ngoại của cơ quan đại diện;

b) Thông báo kịp thời cho cơ quan đại diện dự kiến chương trình, kế hoạch hoạt động đối ngoại tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận;

c) Phối hợp với cơ quan đại diện tổ chức thực hiện hoạt động đối ngoại của cơ quan, tổ chức Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận;

d) Phối hợp với cơ quan đại diện chỉ đạo hoạt động đối ngoại của đại diện cơ quan, tổ chức Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

2. Trong trường hợp cơ quan đại diện cần xử lý công việc thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành, nếu ý kiến của cơ quan đại diện khác với ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan thì người đứng đầu cơ quan đại diện có quyền quyết định, đồng thời báo cáo ngay với Bộ Ngoại giao và thông báo cho cơ quan, tổ chức hữu quan.

 

Điều 23.1.LQ.34. Phối hợp công tác giữa đoàn được cử đi công tác nước ngoài và cơ quan đại diện

(Điều 34 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Luật số 19/2017/QH14 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2018)

 

1. Đoàn được cử đi công tác nước ngoài thông báo kịp thời cho cơ quan đại diện về nội dung, chương trình hoạt động tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận để phối hợp công tác và thông báo kết quả hoạt động cho cơ quan đại diện hoặc Bộ Ngoại giao sau khi kết thúc đợt công tác.

2. Cơ quan đại diện tổng hợp và định kỳ hàng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của các đoàn quy định tại khoản 1 Điều này.

 

Điều 23.1.LQ.35. Phối hợp công tác giữa cơ quan có cán bộ biệt phái và cơ quan đại diện

(Điều 35 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009)

 

1. Cơ quan có cán bộ biệt phái phối hợp với cơ quan đại diện trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan đại diện đối với lĩnh vực chuyên môn do cơ quan phụ trách và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ biệt phái thông qua người đứng đầu cơ quan đại diện, trừ trường hợp đặc biệt.

2. Cơ quan đại diện phối hợp với cơ quan có cán bộ biệt phái chỉ đạo, quản lý công tác của cán bộ biệt phái và đánh giá về việc hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ biệt phái.

 

Điều 23.1.TL.1.3. Quy trình cử, bổ nhiệm làm thành viên cơ quan đại diện, kéo dài vu rút ngắn nhiệm kỳ của cán bộ biệt phái.

(Điều 3 Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BNG-BNV, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2012)

 

1. Hàng năm, Bộ Ngoại giao phối hợp với các cơ quan chủ quản rà soát biên chế biệt phái tại các cơ quan đại diện, các biên chế cần thay thế, cắt giảm, bổ sung, kéo dài hoặc rút ngắn nhiệm kỳ công tác; tổng hợp danh sách và yêu cầu về tiêu chuẩn đối với các biên chế cần thay thế, bổ sung để triển khai thực hiện.

2. Căn cứ vào kết quả rà soát nêu tại khoản 1 Điều này, cơ quan chủ quản ra quyết định bằng văn bản về việc cử cán bộ biệt phái sang Bộ Ngoại giao để cử đi công tác nhiệm kỳ tại các cơ quan đại diện.

Văn bản của cơ quan chủ quản về việc cử cán bộ biệt phái sang Bộ Ngoại giao cần nêu rõ: chức vụ, ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp, bậc lương đang hưởng trong nước của cán bộ biệt phái, tên cơ quan đại diện, biên chế được thay thế hoặc bổ sung.

3. Trên cơ sở văn bản của cơ quan chủ quản, căn cứ vào mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn đối với thành viên cơ quan đại diện và tổ chức bộ máy của cơ quan đại diện, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định bổ nhiệm cán bộ biệt phái làm thành viên cơ quan đại diện, quyết định bổ nhiệm chức vụ, chỉ số sinh hoạt phí và các chế độ, chính sách đối với cán bộ biệt phái theo quy định của pháp luật.

Bộ Ngoại giao có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, tập huấn, kiểm tra kiến thức đối ngoại, ngoại ngữ, và trong trường hợp cần thiết, hướng dẫn kỹ thuật nghiệp vụ chuyên ngành như nghiệp vụ lãnh sự, kế toán, lễ tân đối với cán bộ biệt phái trước khi bổ nhiệm vào các chức vụ, vị trí tương ứng tại cơ quan đại diện.

4. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao không bổ nhiệm cán bộ biệt phái làm thành viên cơ quan đại diện trong các trường hợp sau:

a) Chỉ tiêu biên chế biệt phái của bộ, ngành liên quan tại cơ quan đại diện đã sử dụng hết;

b) Cán bộ biệt phái không đáp ứng các tiêu chuẩn chung đối với thành viên cơ quan đại diện hoặc các yêu cầu, tiêu chuẩn đối với vị trí công tác dự kiến được cử;

c) Cán bộ biệt phái bị hạn chế hoặc cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật.

5. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định kéo dài nhiệm kỳ công tác của cán bộ biệt phái trên cơ sở đề nghị của cơ quan chủ quản và người đứng đầu cơ quan đại diện. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thống nhất với cơ quan chủ quản về các trường hợp cán bộ biệt phái không được kéo dài nhiệm kỳ công tác và thông báo người đứng đầu cơ quan đại diện bố trí để cán bộ biệt phái kết thúc nhiệm kỳ về nước.

6. Trong trường hợp do yêu cầu công việc, vì lý do sức khoẻ hoặc các lý do khách quan khác, trên cơ sở đề nghị của cơ quan chủ quản và của người đứng đầu cơ quan đại diện, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định rút ngắn nhiệm kỳ công tác của cán bộ biệt phái. Cán bộ biệt phái có nhiệm kỳ công tác rút ngắn theo quy định tại khoản này không bị coi là vi phạm kỷ luật.

7. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm tiến hành thủ tục điều động cán bộ biệt phái trở lại cơ quan chủ quản khi cán bộ biệt phái kết thúc nhiệm kỳ về nước.

 

Điều 23.1.TL.1.4. Quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chủ quản đối với cán bộ biệt phái

(Điều 4 Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BNG-BNV, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2012)

 

1. Cơ quan chủ quản thực hiện việc quản lý biên chế công chức đối với cán bộ biệt phái; tiếp nhận trở lại và bố trí công việc phù hợp đối với cán bộ biệt phái khi thời hạn biệt phái kết thúc.

2. Cơ quan chủ quản có trách nhiệm cử cán bộ biệt phái có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với vị trí công tác tại cơ quan đại diện.

3. Cơ quan chủ quản xây dựng chương trình, kế hoạch công tác mang tính chủ trương định hướng đối với cán bộ biệt phái và phối hợp, thông báo Bộ Ngoại giao chỉ đạo cơ quan đại diện phân công cán bộ biệt phái thực hiện, đồng thời đưa vào chương trình, kế hoạch công tác chung của cơ quan đại diện, trừ trường hợp đặc biệt.

4. Đối với các nhiệm vụ mang tính chuyên môn nghiệp vụ, cơ quan chủ quản có quyền giao trực tiếp đối với cán bộ biệt phái. Cán bộ biệt phái có trách nhiệm báo cáo người đứng đầu cơ quan, đại diện những nhiệm vụ do cơ quan chủ quản giao để có sự phối hợp, chỉ đạo cần thiết của người đứng đầu cơ quan đại diện.

5. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan chủ quản đề nghị người đứng đầu cơ quan đại diện quyết định cử cán bộ biệt phái về nước hoặc đến nước khác công tác theo yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn, phù hợp với kế hoạch công tác của cơ quan đại diện.

 

Điều 23.1.TL.1.5. Quản lý, chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu cơ quan đại diện đối với cán bộ biệt phái

(Điều 5 Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BNG-BNV, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2012)

 

1. Người đứng đầu cơ quan đại diện tiếp nhận, bố trí công việc đối với cán bộ biệt phái trên cơ sở quyết định bổ nhiệm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, phù hợp với yêu cầu công tác và cơ cấu tổ chức của cơ quan đại diện; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm kỷ luật hành chính, kỷ luật lao động; thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ biệt phái theo quy định của pháp luật và quyết định của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

2. Căn cứ chương trình, kế hoạch công tác của cán bộ biệt phái do cơ quan chủ quản xây dựng, người đứng đầu cơ quan đại diện phân công, chỉ đạo cán bộ biệt phái thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể phù hợp với yêu cầu công tác chung của cơ quan đại diện trên cơ sở tạo điều kiện cho cán bộ biệt phái hoàn thành nhiệm vụ do cơ quan chủ quản giao.

3. Căn cứ tình hình thực tế của cơ quan đại diện và năng lực chuyên môn của cán bộ biệt phái, người đứng đầu cơ quan đại diện quyết định việc phân công cán bộ biệt phái kiêm nhiệm các lĩnh vực công tác khác nhau tại cơ quan đại diện, đồng thời thông báo tới cơ quan chủ quản và Bộ Ngoại giao.

 

Điều 23.1.TL.1.6. Cơ chế phối hợp giữa cơ quan chủ quản với cơ quan đại diện và người đứng đầu cơ quan đại diện trong chỉ đạo công tác đối với cán bộ biệt phái

(Điều 6 Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BNG-BNV, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2012)

 

1. Cơ quan chủ quản có trách nhiệm phối hợp với Bộ Ngoại giao chỉ đạo cơ quan đại diện thực hiện các nhiệm vụ mang tính chủ trương, định hướng và những công việc quan trọng.

2. Trong trường hợp việc giao nhiệm vụ hoặc hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chủ quản đối với cán bộ biệt phái chưa phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan đại diện hoặc do đặc thù của địa bàn, người đứng đầu cơ quan đại diện có trách nhiệm đề nghị cơ quan chủ quản điều chỉnh cho phù hợp.

3. Trong trường hợp người đứng đầu cơ quan đại diện và cơ quan chủ quản không thống nhất trong chỉ đạo, hướng dẫn cán bộ biệt phái, người đứng đầu cơ quan đại diện có trách nhiệm báo cáo, đề nghị cơ quan chủ quản và Bộ Ngoại giao phối hợp điều chỉnh cho phù hợp. Sau khi cơ quan chủ quản và Bộ Ngoại giao thống nhất ý kiến, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo cơ quan đại diện biết để thực hiện.

Trong trường hợp khẩn cấp, người đứng đầu cơ quan đại diện có quyền xin ý kiến Bộ Ngoại giao để tạm thời xử lý, đồng thời thông báo các cơ quan hữu quan để phối hợp, thống nhất chỉ đạo.

4. Trong các trường hợp nêu tại các khoản 2 và 3 Điều này, cán bộ biệt phái có trách nhiệm tuân thủ quyết định và sự chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan đại diện.

 

Điều 23.1.TL.1.7. Chế độ báo cáo, cung cấp thông tin của cán bộ biệt phái

(Điều 7 Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BNG-BNV, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2012)

 

Căn cứ quy định yêu cầu của Bộ Ngoại giao, của cơ quan chủ quản và thực tiễn hoạt động của cơ quan đại diện, người đứng đầu cơ quan đại diện quy định chế độ báo cáo của cơ quan đại diện và của các bộ phận trực thuộc cơ quan đại diện, cụ thể như sau:

1. Cán bộ biệt phái có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với người đứng đầu cơ quan đại diện; thực hiện việc báo cáo định kỳ và đột xuất liên quan đến lĩnh vực chuyên môn được phân công theo quy định của người đứng đầu cơ quan đại diện.

2. Người đứng đầu cơ quan đại diện quyết định việc gửi hoặc uỷ quyền cho cán bộ biệt phái gửi các báo cáo nêu tại khoản 1 Điều này đến cơ quan chủ quản.

3. Cán bộ biệt phái được người đứng đầu cơ quan đại diện cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ phụ trách và liên quan đến các nhiệm vụ được giao.

4. Trong trường hợp phát sinh vấn đề liên quan đến công tác chuyên môn được phân công hoặc thông tin quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan đại diện, đến quan hệ giữa Việt Nam với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận, cán bộ biệt phái có trách nhiệm kịp thời báo cáo người đứng đầu cơ quan đại diện để được chỉ đạo giải quyết

 

Điều 23.1.TL.1.8. Đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ biệt phái

(Điều 8 Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BNG-BNV, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2012)

 

1. Người đứng đầu cơ quan đại diện phối hợp với cơ quan chủ quản thực hiện công tác đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ biệt phái hàng năm và khi kết thúc nhiệm kỳ công tác để cơ quan chủ quản làm căn cứ bổ nhiệm, bố trí công tác trong nước.

2. Cán bộ biệt phái lập thành tích xuất sắc trong nhiệm kỳ công tác tại cơ quan đại diện được cơ quan đại diện, Bộ Ngoại giao, cơ quan chủ quản khen thưởng, xem xét nâng chức vụ ngoại giao hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng theo quy định.

3. Trong trường hợp cán bộ biệt phái vi phạm kỷ luật, tùy theo mức độ và tính chất vi phạm, căn cứ đề nghị của người đứng đầu cơ quan đại diện, Bộ Ngoại giao trao đổi thống nhất với cơ quan chủ quản và chỉ đạo người đứng đầu cơ quan đại diện áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp.

Trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, người đứng đầu cơ quan đại diện quyết định đưa về nước cán bộ biệt phái không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, đến quan hệ giữa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và cơ quan chủ quản

4. Hàng năm và khi cán bộ biệt phái kết thúc nhiệm kỳ công tác, cơ quan đại diện có trách nhiệm thông báo cơ quan chủ quản kết quả đánh giá cán bộ biệt phái, các hình thức khen thưởng và kỷ luật (nếu có) của cán bộ biệt phái tại cơ quan đại diện.

 

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23.1.LQ.36. Hiệu lực thi hành

(Điều 36 Luật số 33/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/09/2009)

 

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 02 tháng 9 năm 2009.

2. Pháp lệnh Lãnh sự ngày 13 tháng 11 năm 1990 và Pháp lệnh về Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 15 tháng 12 năm 1993 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

 

Điều 23.1.LQ.37. Điều khoản thi hành

(Điều 2 Luật số 19/2017/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài. ngày 21/11/2017 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2018 )

 

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

 

Điều 23.1.NĐ.1.16. Hiệu lực thi hành

(Điều 16 Nghị định số 08/2003/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/03/2003)

 

1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

Điều 23.1.NĐ.2.17. Hiệu lực thi hành

(Điều 17 Nghị định số 104/2018/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/08/2018)

 

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.

2. Việc lập dự toán kinh phí hoạt động trong lĩnh vực thương mại tại cơ quan đại diện trong dự toán chi ngân sách nhà nước của Bộ Công Thương áp dụng từ năm ngân sách 2019.

 

Điều 23.1.NĐ.2.18. Trách nhiệm thi hành

(Điều 18 Nghị định số 104/2018/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/08/2018)

 

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

Điều 23.1.NĐ.3.14. Hiệu lực thi hành

(Điều 14 Nghị định số 08/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/03/2019)

 

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 3 năm 2019.

2. Các chế độ quy định tại Nghị định này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

3. Bãi bỏ Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; Nghị định số 48/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

 

Điều 23.1.NĐ.3.15. Trách nhiệm hướng dẫn thi hành

(Điều 15 Nghị định số 08/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/03/2019)

 

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn các điều, khoản được giao trong Nghị định này.

 

Điều 23.1.NĐ.3.16. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

(Điều 16 Nghị định số 08/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/03/2019)

 

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Người đứng đầu cơ quan Việt Nam ở nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

Điều 23.1.TT.1.20. Trách nhiệm thi hành

(Điều 20 Thông tư số 01/2010/TT-BNG, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/09/2010)

 

1. Người đứng đầu các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

2. Các đơn vị chức năng liên quan của Bộ Ngoại giao có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện; cung cấp băng, đĩa quốc thiều, quốc huy, ảnh, tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh theo mẫu thống nhất.

 

Điều 23.1.TT.1.21. Hiệu lực thi hành

(Điều 21 Thông tư số 01/2010/TT-BNG, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/09/2010)

 

Thông tư có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

 

Điều 23.1.TL.1.9. Điều khoản thi hành

(Điều 9 Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BNG-BNV, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2012)

 

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2012.

2. Các cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ thực hiện Thông tư và hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức thuộc sự quản lý của cơ quan thực hiện Thông tư này.

3. Các cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan đại diện, các cơ quan liên quan phản ánh về Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

 

Nguồn: https://phapdien.moj.gov.vn

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
 
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 21.212.223
Truy cập hiện tại 2.772