Tìm kiếm tin tức
Cổng Dịch vụ công quốc gia
Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Báo cáo kết quả ba năm thực hiện Kết luận 48-KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến 2020
Ngày cập nhật 14/08/2012

 Thực hiện Kết luận 48-KL/TW ngày 25 tháng 5 năm 2009 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020 (sau đây viết tắt là Kết luận 48), tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ trên các lĩnh vực, phân công cụ thể đến từng ngành, địa phương nhằm tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã báo cáo kết quả 3 năm thực hiện Kết luận 48 của Bộ Chính trị trình Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ Tám, khóa XIV. Tiếp thu ý kiến của Tỉnh ủy tại Kết luận số 39-KL/TU ngày 02/7/2012, UBND tỉnh đã bổ sung, hoàn chỉnh Báo cáo; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xin báo cáo cụ thể kết quả 3 năm thực hiện Kết luận 48 của Bộ Chính trị như sau:

 

 

 A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 48-KL/TW

I. TỔ CHỨC QUÁN TRIỆT, TUYÊN TRUYỀN

1. Thể chế hóa văn bản

Tỉnh ủy đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương để chỉ đạo xuyên suốt các nhiệm vụ; đã ban hành Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 29/7/2011 về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị quyết 06 -NQ/TU ngày 15/11/2011 về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm văn hoá, du lịch đặc sắc của cả nước giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2020; Nghị quyết 07-NQ/TU ngày 15/11/2011 về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm Khoa học công nghệ của cả nước giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020; Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 26/3/2012 về xây dựng thành một trong những trung tâm giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước, Nghị quyết 11-NQ/TU ngày 26/3/2012 về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm trung tâm y tế chuyên sâu của miền Trung và cả nước.

HĐND Tỉnh đã thông qua các Nghị quyết về Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 2011-2015 và định hướng đến 2020; Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng Thừa Thiên Huế theo định hướng xây dựng toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; Quy hoạch sử dụng đất đến 2020 và kế hoạch sử dụng đất thời kỳ đầu 2015 tỉnh Thừa Thiên Huế, tạo cơ sở để triển khai thực hiện Kết luận 48 của Bộ Chính trị.

UBND tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 62/CTr-UBND ngày 31/8/2011 nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 29/7/2011 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Tổ chức tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết và Hội thảo

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức quán triệt Kết luận 48 đến toàn thể cán bộ, đảng viên toàn tỉnh; đồng thời chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp và các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức quán triệt nội dung Kết luận 48 đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. Qua triển khai học tập, cán bộ, đảng viên và nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; biểu thị quyết tâm thực hiện thắng lợi Kết luận 48 của Bộ Chính trị.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Viện Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước “Luận cứ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2020 theo hướng bền vững”; Đề tài do giáo sư, tiến sỹ Đỗ Hoài Nam làm chủ nhiệm.

Năm 2010, Tỉnh đã tổ chức các hội thảo về xây dựng đô thị Thừa Thiên Huế; phối hợp với Bộ Xây dựng và Viện Quy hoạch đô thị nông thôn tổ chức Hội thảo khoa học “Thừa Thiên Huế với vai trò thành phố trực thuộc Trung ương - cơ hội và thách thức” với sự tham dự của các bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia quốc tế, Ban Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam. Ngày 27/6/2011, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Hội Quy hoạch Đô thị Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Quy hoạch và Bảo tồn phát triển đo thị Thừa Thiên Huế - các giải pháp thực hiện Kết luận 48 của Bộ Chính trị”..., nhằm tiếp thu những ý kiến và kinh nghiệm của các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng phát triển “đô thị sinh thái, cảnh quan, di sản, văn hóa và thân thiện với môi trường”.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Xây dựng, rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch, các chương trình đề án theo định hướng xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Chỉ đạo rà soát, bổ sung những chủ trương, định hướng lớn của Kết luận 48 vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 86/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009 làm cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện; đồng thời cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm vào các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, năm 2012 và Kế hoạch 5 năm 2011 – 2015.

Hoàn thành Đề án Điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 818/QĐ-TTg ngày 07/6/2010; và ban hành Kế hoạch số 35/KH-UBND ngày 13/05/2011 để triển khai thực hiện Đề án. Đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Cơ chế chính sách đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế..

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2237/QĐ-UBND ngày 15/11/2010 phê duyệt đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”. Công tác lập, điều chỉnh quy hoạch đô thị, quy hoạch ngành, lĩnh vực được xúc tiến nhanh theo định hướng xây dựng toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Đã phê duyệt các Đề án phát triển hạ tầng đô thị làm cơ sở huy động nguồn lực đầu tư và triển khai phát triển hạ tầng đô thị lõi của đô thị Thừa Thiên Huế.

2. Phát triển đô thị, đầu tư kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị

a) Phát triển đô thị

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày  09/02/2010 thành lập thị xã Hương Thủy; Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 15/11/2011 thành lập thị xã Hương Trà Nghị quyết 82/NQ-CP ngày 30/5/2011 thành lập thị trấn Phú Đa (huyện Phú Vang). Đến nay, toàn tỉnh có 01 đô thị loại 1; 02 đô thị loại IV; 08 đô thị loại V.

Thị trấn Thuận An được ưu tiên đầu tư xây mới, nâng cấp các công trình hạ tầng đạt chuẩn đô thị loại IV. Các trung tâm tiểu vùng Bình Điền, Điền Lộc, Thanh Hà, An Lỗ, La Sơn, Vinh Thanh được đầu tư đạt chuẩn đô thị loại V.

Công tác lập, điều chỉnh quy hoạch đô thị được xúc tiến nhanh, đã hoàn thành Đề án Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng Thừa Thiên Huế theo định hướng xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Phối hợp với tổ chức hợp tác quốc tế KOIKA (Hàn Quốc) lập đề án Nâng cấp Quy hoạch chung thành phố Huế (vùng lõi đô thị toàn tỉnh phù hợp với định hướng Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh theo định hướng thành phố trực thuộc Trung ương).

b) Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

- Về giao thông:

- Hệ thống giao thông đối ngoại, đã hoàn thành mở rộng đường nối từ Quốc lộ 1A vào sân bay Quốc tế Phú Bài, khởi động dự án đường cao tốc Cam lộ - Tuý Loan và hai hầm đường bộ Phước Tượng và Phú Gia. Hệ thống giao thông kết nối các đô thị được xúc tiến đầu tư hình thành các trục kết nối Huế - Tứ Hạ - Bình Điền, đường Nguyễn Chí Thanh – Quảng Điền. Hoàn thành đường La Sơn - Nam Đông giai đoạn 1, đang triển khai giai đoạn 2. Hệ thống giao thông nông thôn được đầu tư kiên cố hóa, xúc tiến một số tuyến giao thông quan trọng phá thế chia cắt ở vùng đầm phá.

- Hệ thống cấp nước sinh hoạt được nâng cấp, cải tạo, xây mới nâng tỷ lệ dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh trên toàn tỉnh lên 91%; trong đó, tỷ lệ sử dụng nước sạch đạt 69%..

- Hoàn thành dự án cải thiện môi trường đô thị Lăng Cô; đang triển khai dự án khu xử lý chất thải phía Nam thành phố Huế; tiếp tục triển khai dự án Cải thiện môi trường nước thành phố Huế. Cơ bản hoàn thành các công trình vệ sinh công cộng trong trường học và một số nơi công cộng.

- Hạ tầng công nghệ thông tin: Hầu hết các cơ quan, đơn vị đều được trang bị thiết bị CNTT phục vụ cài đặt các dịch vụ và phần mềm quản lý. Tất cả các đơn vị từ tỉnh đến xã, phường đã được kết nối Internet; 100% xã có điểm giao dịch bưu điện và kết nối internet.

c) Chỉnh trang đô thị

- Thành phố Huế: được tập trung nguồn lực để đầu tư cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang hệ thống giao thông nội thị, vỉa hè, thoát nước, điện chiếu sáng, cây xanh...; xúc tiến di dời, giải tỏa, tái định cư các hộ dân sống trong vùng bảo vệ di tích; chỉnh trang, nạo vét một số sông chính như: Ngự Hà, Đông Ba, sông Lấp... Hoàn thành nâng cấp cầu qua sông An Cựu, xây mới cầu đường bộ qua Sông Hương, hoàn thành chỉnh trang một số đường trục chính trong thành phố Huế và một số tuyến đường đến các điểm di tích, làng đại học...

Đầu tư xây dựng các khu chung cư, khu nhà ở cho người có thu nhập thấp, hình thành quỹ nhà ở xã hội; hoàn thành cơ bản xây dựng các ký túc xá cho sinh viên Đại học Huế, Cao đẳng Y tế, Sư phạm... Huy động nhiều nguồn lực xây dựng hơn 5.000 nhà ở cho các hộ nghèo; hoàn thành tái định cư 969 hộ dân vạn đò trên sông Hương.

Hệ thống công sở, trụ sở cơ quan được sắp xếp, cải tạo; xây dựng khu hành chính tập trung thành phố Huế...; sắp xếp dành quỹ đất cho phát triển các ngành dịch vụ, từng bước tạo sự khang trang về kiến trúc của đô thị Thừa Thiên Huế trong những năm sắp tới.

- Các thị xã Hương Thủy, Hương Trà và các đô thị khác: Công tác xây dựng và chỉnh trang đô thị được đẩy nhanh. Các công trình kiến trúc, công cộng được ưu tiên đầu tư; hạ tầng đô thị về giao thông, hệ thống cấp nước, thoát nước, nâng cấp hè phố, điện chiếu sáng... được đầu tư xây dựng bảo đảm phát triển chức năng đô thị. Bước đầu hình thành các khu đô thị mới Phú Mỹ Thượng, Thủy Dương trên địa bàn các Thị xã.

Công tác giữ gìn trật tự đô thị, đảm bảo vệ sinh môi trường được quan tâm. Các địa phương đã tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trong xây dựng, kinh doanh lấn chiếm vỉa hè, đường phố; chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các quy định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

3. Phát triển các ngành kinh tế, tạo chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp

- Đối với ngành dịch vụ: Nhiều hoạt động du lịch có quy mô và chất lượng được tổ chức, nhất là trong các kỳ Festival Huế; nhiều sản phẩm mới được đưa vào khai thác và phát huy hiệu quả, đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng toàn ngành du lịch, nâng cao vị thế của một trung tâm văn hóa - du lịch. Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch được thực hiện qua nhiều hình thức và nhiều kênh thông tin. Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 22%.

Hoạt động xuất khẩu có chuyển biến rõ rệt, tăng bình quân 61%/năm. Riêng năm 2011 đạt 380,3 triệu USD, đạt bình quân 341,7 USD/người. 

- Lĩnh vực công nghiệp: Đã duy trì tốc độ tăng trưởng 22,6%. Các KCN, cụm CN - TTCN, làng nghề được quy hoạch và đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Đến cuối năm 2011, có 71 dự án đầu tư vào các KCN với tổng vốn đầu tư 8.679,8 tỷ đồng, tăng 48% về số dự án, 120% về vốn đăng ký so năm 2009.

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thu hút được 34 dự án với tổng vốn đăng ký 36.486 tỷ đồng (tương đương 2,3 tỷ USD). Trong đó có 10 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 1.312 triệu USD.

- Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân   2,75%, trong điều kiện liên tục gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh là thành tựu hết sức quan trọng. Tiếp tục giữ ổn định diện tích trồng lúa trên 50.000 ha; cây công nghiệp dài ngày gần 10.000 ha; nuôi trồng thuỷ sản 6.000ha; đất có rừng 286 nghìn ha, độ che phủ rừng đạt 56,6%.

4. Quốc phòng - an ninh được giữ vững; vị thế và quan hệ đối ngoại tiếp tục được mở rộng.

Công tác quốc phòng an ninh đã được chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo; đã tổ chức phối hợp tốt giữa các cấp, các ngành, các cơ quan đoàn thể các lực lượng vũ trang đảm bảo chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và bọn tội phạm, hoạt động phá hoại, lợi dụng tôn giáo; kiềm chế sự gia tăng tội phạm, giảm bớt trọng án, không để xảy ra phạm pháp, đã tổ chức quán triệt, giao nhiệm vụ quốc phòng - an ninh đến các cấp, các ngành; bảo vệ an toàn tuyệt đối các ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng; kiềm chế tai nạn giao thông, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội, tạo môi trường ổn định, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Đã làm tốt việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng các lực lượng vũ trang; chăm lo củng cố, xây dựng và nâng cao chất lượng của lực lượng vũ trang vững mạnh, sẵn sàng chiến đấu. Chú trọng gắn phát triển kinh tế với xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc; xây dựng các công trình phục vụ bảo đảm quốc phòng an ninh, hoàn thành tăng dày cột mốc biên giới, xây dựng mới, nâng cấp các đồn biên phòng ven biển và đất liền; đầu tư các công trình đường tuần tra biên giới, đường cơ động kinh tế - quốc phòng ven biển...

Quan hệ đối ngoại của tỉnh tiếp tục được mở rộng làm tiền đề để hợp tác phát triển kinh tế xã hội đảm bảo quốc phòng an ninh. Đến nay Tỉnh đã có quan hệ hợp tác thường xuyên với 12 nước, và có 125 tổ chức quốc tế đang hoạt động trên địa bàn; trong đó, có 63 tổ chức có giấy phép hoạt động và 13 tổ chức có văn phòng đại diện. Đặc biệt, quan hệ ngoại giao với nước bạn Lào được duy trì chặt chẽ và nâng cao, đã chăm lo hỗ trợ một số địa phương của nước bạn Lào trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa – thể thao; quan hệ hợp tác kinh tế được quan tâm thúc đẩy, nhất là với hai tỉnh chung đường biên (Sekong và Salavan).

5. Xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn đặc sắc của cả nước về văn hoá, du lịch; khoa học – công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao

a) Về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm văn hoá, du lịch đặc sắc của cả nước

Nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống được tổ chức mang đậm bản sắc dân tộc, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia... Đã nghiên cứu, phát huy các lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống và hiện đại; phục dựng các lễ hội Cung đình Huế; phát huy các lễ hội văn hóa tín ngưỡng; xây dựng nhiều chương trình nghệ thuật mới để nâng cao chất lượng các kỳ Festival Huế. Đã tổ chức nhiều hội thảo, biên soạn và phát hành các tài liệu, ấn phẩm phổ biến những giá trị văn hóa, lịch sử về di sản văn hóa Huế. Tăng cường các hoạt động đối ngoại, giao lưu văn hóa để quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế với bạn bè quốc tế.

Hệ thống di tích Cố đô Huế, di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được đầu tư tu bổ, tôn tạo. Các điểm văn hóa được đầu tư nâng cấp, chỉnh trang đáp ứng nhu cầu trưng bày các tác phẩm phục vụ khách tham quan.

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế có nhiều chuyển biến tích cực. Đã hoàn thành nạo vét sông Ngự Hà (giai đoạn I), tu bổ Điện Long An (Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế), nhà Tế Tửu, công trình chống sét các điểm di tích...; tiếp tục thi công các công trình Hành lang Tử Cấm Thành, Thái Bình Lâu, Điện Thọ Ninh - Đại Nội, Xiển Võ Từ, khu vệ sinh cho các điểm đi tích... Xúc tiến Dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo Kinh thành giai đoạn 1, ưu tiên các công trình trong Đại Nội như trùng tu, tu bổ Ngọ Môn; giải tỏa dân cư lấn chiếm trên Kinh thành.

b) Về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung và cả nước

Trung tâm y tế chuyên sâu miền Trung đứng đầu là Bệnh viện TW Huế Trường đại học Y- Dược Huế không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tiếp tục khẳng định vị thế. Bệnh viện TW Huế đã thực hiện trên 3.500 loại kỹ thuật y tế với nhiều kỹ thuật chẩn đoán và điều trị chuyên sâu, tiên tiến trên thế giới được ứng dụng và phát triển trong lĩnh vực tim mạch, ghép tạng, điều trị ung thư, chẩn đoán hình ảnh, nội soi can thiệp, ngoại sản, hồi sức cấp cứu... Tháng 3/2011, Bệnh viện TW Huế đã thực hiện thành công ca ghép tim đầu tiên do thầy thuốc Việt Nam thực hiện, nâng cao vị thế và uy tín của Bệnh viện. Với quy mô 2.100 giường bệnh, là một trong ba bệnh viện hạng đặc biệt của cả nước, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế của Bệnh viện TW Huế được tăng cường theo hướng chuyên sâu, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao.

­Bệnh viện Đại học Y Dược Huế là cơ sở thực hành lâm sàng phục vụ công tác đào tạo đại học và sau đại học của Trường đại học Y Dược Huế có qui mô 500 giường bệnh. Nhiều kỹ thuật cao, hiện đại, chuyên sâu trong chẩn đoán và điều trị được đầu tư, đặc biệt Trung tâm Gamma đang được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ ứng dụng tia Gamma để điều trị ung thư. Bệnh viện hiện nay được định hướng phát triển thành Bệnh viện đa khoa hạng 1 với qui mô 600 giường vào năm 2015 và 800 giường năm 2020, có hệ thống tổ chức hoàn thiện; nhân lực chuyên sâu trình độ cao, trang thiết bị hiện đại, ngang tầm với các nước phát triển ở khu vực và thế giới. Hàng năm Trường Đại học Y Dược Huế có trên 8.000 sinh viên từ khắp cả nước, nhất là khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Tiếp nhận và đào tạo cán bộ y tế theo địa chỉ cho người dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, đào tạo sinh viên một số nước có quan hệ hợp tác (Phần Lan, Italia, Bỉ, Đức, Hà Lan…).

Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm đã đáp ứng yêu cầu của một trung tâm khu vực. Hệ thống phòng kiểm nghiệm của Trung tâm được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO/IEC17025:2005 trên 3 lĩnh vực dược, hóa, sinh học; đã triển khai hầu hết các kỹ thuật quy định trong phân tuyến kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế đối với đơn vị kiểm nghiệm tuyến khu vực.

Các thiết chế khác của Trung tâm y tế chuyên sâu tiếp tục được đầu tư: Bệnh viện Quốc tế quy mô 300 giường dự kiến đưa vào sử dụng trong tháng 9/2012; Trung tâm Ung bướu có tổng mức đầu tư 193 tỷ đồng sẽ khởi công trong năm 2013.

c) Về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước

Đại học Huế tiếp tục khẳng định vị thế của một trung tâm đào tạo đại học và sau đại học lớn ở miền Trung, một trong 14 đại học trọng điểm quốc gia; Đại học Huế có 7 trường đại học thành viên, Phân hiệu Đại học Huế tại tỉnh Quảng Trị, 5 trung tâm với 98 chuyên ngành đào tạo bậc đại học, 67 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 27 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, 62 chuyên ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II, bác sĩ nội trú và 15 chương trình liên kết đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ với các trường đại học uy tín nước ngoài. Hàng năm có trên 95.000 sinh viên theo học. Tỷ lệ giảng viên có học hàm, học vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đạt gần 20% số lượng giảng viên cơ hữu, 67% giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên. Đại học Huế đã xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020 với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ hợp tác quốc tế trở thành đại học được công nhận trong khu vực và thế giới. Đại học Huế và các trường thành viên đã thiết lập quan hệ với gần 100 trường Đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức khoa học của trên 30 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Úc, Pháp, Thái Lan, Nhật Bản,Ý..., tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên hướng đến xây dựng thành trung tâm đào tạo đại học và sau đại học, đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc gia và khu vực; là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mạnh về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội - nhân văn, giáo dục, quản lý, nông nghiệp, y dược, kỹ thuật công nghệ cao.

Ngoài Đại học Huế, các cơ sở giáo dục bậc đại học khác như Học viện Âm nhạc Huế, trường đại học dân lập Phú Xuân và một số viện, học viện của Trung ương trên địa bàn tiếp tục được đầu tư hoàn chỉnh và mở rộng quy mô đào tạo. Các trường Trung học Giao thông Vận tải, trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật đang được xúc tiến nâng cấp thành trường cao đẳng.

d) Về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm khoa học - công nghệ của cả nước

Khoa học - Công nghệ đang phát triển theo hướng khai thác các thế mạnh về khoa học xã hội và nhân văn, y dược, công nghệ thông tin. Xúc tiến xây dựng Khu Công nghệ cao quy mô 1.000 ha với định hướng phát triển các ngành: Công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ điện tử... trình Thủ tướng Chính phủ và Bộ Khoa học-Công nghệ cho phép thành lập.  

Đã ưu tiên đầu tư các thiết chế thuộc lĩnh vực khoa học - công nghệ: Hoàn thành Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; xúc tiến xây dựng Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ; đưa vào hoạt động Quỹ phát triển khoa học - công nghệ.

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, 100% các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và 152 xã, phường, thị trấn đã kết nối mạng LAN phục vụ tốt cho công tác điều hành, quản lý công việc; 90% doanh nghiệp kết nối Internet, trên 2% doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mua bán trực tuyến; 12% doanh nghiệp có Website. Hoàn thành Xây dựng hệ thống thông tin địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế (GISHue), đưa vào khai thác, sử dụng trên các lĩnh vực.

(Tiếp theo xem tập tin đính kèm)

Tập tin đính kèm:
VP
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
 
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 21.218.253
Truy cập hiện tại 7.744