Tìm kiếm tin tức
Cổng Dịch vụ công quốc gia
Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Chung nhan Tin Nhiem Mang
 
ĐẠI HỘI LẦN THỨ 21 CỦA HỘI TIỀN SỬ ẤN ĐỘ-THÁI BÌNH DƯƠNG (23-28/9/2018)
Ngày cập nhật 27/09/2018
Khai mạc hội nghị

Được sự cho phép của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 23/9/2018 Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐ Huế) đã phối hợp với Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Hội Tiền sử Ấn Độ Thái Bình Dương đồng tổ chức Đại hội lần thứ 21 của Hội Tiền sử Ấn Độ- Thái Bình Dương (India Pacific Prehistory Association-IPPA).

Hội Tiền sử Ấn Độ- Thái Bình Dương là cơ quan cao nhất về di sản khảo cổ và khảo cổ học của khu vực. Tổ chức được thành lập ở Java vào năm 1929, trở thành Hội tiền sử Viễn Đông ở Manila vào năm 1953 và sau đó là Hội Tiền sử Ấn Độ-Thái Bình Dương ở Nice, Pháp vào năm 1976.

Hội nghị IPPA được xem là hội nghị lớn nhất trên thế giới dành riêng cho khảo cổ học ở khu vực Ấn Độ-Thái BÌnh Dương. Hội nghị lần này có sự  tham dự của PGS. TS. Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; GS. TS Phạm Văn Đức, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; GS. TS. Ian Lilley, Tổng thư ký Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA) cùng hơn 700 nhà nghiên cứu và sinh viên sau đại học từ 35 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là sự kiện khoa học lớn nhất và quan trọng nhất của giới khảo cổ học trên toàn thế giới, và là cơ hội tốt để các nhà nghiên cứu gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ thông tin và kết quả nghiên cứu của mình, cũng như thiết lập các mối quan hệ hợp tác mới.

Hội nghị lần này có nhiều chủ đề báo cáo khác nhau được trình bày, bao hồm quá khứ khảo cổ học từ các địa điểm xưa nhất của con người sống trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương đến các mốc thời gian gần đây hơn. Các Tham luận đề cập đến các phương pháp lý thuyết mới và vấn đề kỹ thuật cao trong nghiên cứu thực địa và phân tích tại phòng thí nghiệm. Các tham luận khác sẽ thảo luận các vấn đề quan trọng bảo vệ di sản văn hóa, bao hồm những các tiếp cận sáng tạo chiến lược giáo dục và khuyến khích cộng đồng trong bảo di sản.

Tại phiên khai mạc chính thức Đại hội, có bài thuyết trình đặc biệt của Tân Chủ tịch IPPA, TS. Phan Thanh Hải (Giám đốc TTBTDTCĐ Huế) với bài trình bày về “Di sản Văn hóa Huế và công tác bảo tồn), và TS.Nguyễn Giang Hải (Viện trưởng Viện khảo cổ học Việt Nam với bài tham luận về  “Những nghiên cứu gần đây của Khảo cổ học Việt Nam”.

Đại hội lần này diễn ra trùng với dịp kỉ niệm 25 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thể giới (Di sản đầu tiên của Việt Nam). Đây cũng là cơ hội để tỉnh Thừa Thiên Huế được quảng bá hình ảnh tươi đẹp của vùng đất Cố đô đến bạn bè năm châu. Đại hội lần này ở Huế sẽ còn kéo dài đến ngày 29/9/2018 và sẽ quyết định nơi đăng cai Hội nghị IPPA tiếp theo.

Toàn thể hội nghị

Ông Phan Than Hải- Giám đốc TTBTDTCĐ Huế trình bày tham luận

Chụp ảnh lưu niệm

Nguyễn Thị Kiều Oanh
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 21.175.488
Truy cập hiện tại 1.194