Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
 
Phong tục tập quán của người Ấn Độ
Ngày cập nhật 22/10/2009


1.     Thời gian:

 

- Người Ấn rất xem trọng sự đúng giờ trong các cuộc hẹn. Tuy nhiên, điều này vẫn không được duy trì. Việc hẹn lại lịch là một việc khá phổ biến ở Ấn Độ. Nam giới thường có trách nhiệm với gia đình. Do vậy, họ có thể hẹn lại lịch vào giờ phút cuối. Đây là một thói quen khá phổ biến trong văn hoá Ấn Độ.

 

- Những cuộc hẹn vào giữa trưa khá phổ biến ở Ấn Độ.

 

- Giờ làm việc bắt đầu vào lúc 9h30 sáng và kết thúc lúc 5h chiều, từ thứ Hai đến thứ Sáu.

 

- Thời điểm thích hợp để đến thăm Ấn Độ là vào tháng tháng Ba đến tháng Mười. Vì thời điểm này, thời tiết khá dễ chịu.

 
 

2.     Các chủ đề nói chuyện:

 

- Khi trò chuyện với người Ấn, có thể bắt đầu câu chuyện bằng những chủ đề về gia đình, môn crickê, truyền thống Ấn Độ, chính trị và tôn giáo nếu như bạn có kiến thức về chủ đề đó.

 

- Nên tránh các chủ đề về cá nhân, đói nghèo và các trợ giúp nước ngoài mà Ấn Độ đã nhận được.

 
 

3.     Giới thiệu bản thân:

 

- Người Hindu truyền thống không có họ.

 

- Địa vị thường được quyết định bởi tuổi tác, trình độ học vấn, nghề nghiệp. Ngoài ra, việc làm ở các cơ quan nhà nước được xem là có uy tín hơn những công việc ở các cơ quan tư nhân.

 

- Tên của những người Hồi giáo thường có nguồn gốc từ A-Rập. Thông thường, tên của phụ nữ Hồi giáo thường bắt đầu bằng tên + "binti" ("daughter of") +  tên của cha.

 

- Trước tên của người Sikh Ấn Độ thường thêm "Singh"đối với nam giới hay "Kaur" đối với nữ giới.

 

- Không được giới thiệu bản thân với một phụ nữ đang đi trên đường một mình.

 
 

4.     Các cách ứng xử phù hợp:

 

- Ở các thành phố lớn, nam giới và những phụ nữ bị tây phương hoá có thể đề nghị bắt tay với những nam giới ngoại quốc, và đôi khi với những phụ nữ ngoại quốc.

 

- Không nên để ví ở túi sau.

 

- Không nên chỉ tay vì điều này được xem là không được lịch sự.

 

- Không nên huýt sáo nơi công cộng.

 

- Không nên chỉ chân vào người khác bởi vì bàn chân được xem là không được sạch sẽ.

 
 

5.     Những điều cần biết:

 

- Crickê là môn thể thao phổ biến ở Ấn Độ

 

- Ấn Độ trước đây là thuộc địa của Anh. Do vậy, vẫn còn một số ảnh hưởng của Anh.

 

- Thời tiết ở Ấn Độ khá nóng và ẩm.

 
 

6.     Trong các cuộc gặp kinh doanh:

 

- Khi đàm phán, không nên sa vào các vấn đề về luật.

 

- Lòng mến khách đóng một vai trò quan trọng trong công việc. Người Ấn Độ thường phục vụ trà và có một cuộc nói chuyện nho nhỏ trước khi vào công việc.

 

- Khi được mời, người Ấn thường từ chối trong lần đầu tiên. Tuy nhiên, sẽ đồng ý trong lần được mời thứ hai hoặc thứ ba.

 

- Trong suốt quá trình đàm phán, trao đổi với những người bạn là một phần quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ.

 
 

7.     Cách ăn mặc:

 

- Thông thường, khi làm việc, nam giới nên mặc comple với cà vạt. Tuy nhiên, áo vét ngoài không cần thiết trong mùa hè. 

 

- Tránh mang những món hàng làm từ da thuộc vì bò được xem là con vật linh thiêng ở Ấn Độ.

 

- Quần âu và váy là những trang phục của các nữ doanh nhân. Tuy nhiên, không nên mặc váy để lộ chân.

 
 

8.     Quà tặng:

 

- Quà nên được mở trước sự chứng kiến của người tặng. Tuy nhiên, nếu món quà được gói kĩ thì không nên mở ra ngay.

 

- Màu đen và màu trắng được xem là màu kém may mắn. Do vậy, nên tránh gói quà bằng những màu này. Màu được xem là may mắn là màu xanh lá cây, màu đỏ và màu vàng.

 

- Tránh biếu quà được làm từ da thuộc hay hoa đại. Vì loại hoa này thường được dùng trong tang lễ. Ngoài ra, cũng nên tránh tặng những vật mang biểu tượng con chó. Vì người Hồi giáo quan niệm rằng chó là một loài vật không được sạch sẽ.

 

 

 

9.     Các ngày lễ chính:

 

26/1   :         Ngày Cộng hoà (Quốc khánh) (Republic Day)

 

2/2     :         Ngày Hiến tế (Feast of the Sacrifice)

 

22/2   :         Năm mới của người Hồi giáo (Islamic New Year)

 

9/4     :        Thứ Sáu tốt lành (Good Friday)

 

15/8   :         Ngày Độc lập

 

14-16/11:     Kết thúc ngày lễ Ramadan (End of Ramadan)

 

25/12 :         Lễ Giáng Sinh (Christmas Day)

 
 

10. Ẩm thực:

 

- Nếu như người Á Đông thường dùng đũa để gắp thức ăn, người Tây Âu dùng dao và thìa thì người Ấn Độ lại dùng tay. Điều này đã tạo nên một nét khác biệt trong cách chế biến các món ăn.

 

- Đối với người Ấn, gia vị được xem là yếu tố cực kì quan trọng để tạo ra món ăn ngon. Chúng có tác dụng làm sánh đặc thức ăn ở dạng bột thường được làm từ ngũ cốc như bắp, lúa mạch, đậu. Loại gia vị tạo hương thơm đặc trưng và không thể thiếu trong nhiều món ăn là lá càri.

 

- Người Hồi giáo kiêng khem thịt heo trong khi người Ấn giáo lại không dùng thịt bò. Do đó, thịt gà, dê, cừu và các loại thuỷ hải sản là loại thông dụng nhất.

 

- Cơm là món ăn chính trong bữa ăn của người Ấn. Tuy nhiên, khác với cách nấu của người Việt, người Ấn lấy gạo xào với dầu hay bơ trước, sau đó mới cho nước vào nấu. Khi cơm gần chín, cho nhiều hương liệu khác như tiêu, hạt cumin, quế… Bên cạnh món cơm chiên còn có cơm nấu với cá, thịt gà, rau củ.

 

- Người Ấn dùng món càri trong bữa ăn với nhiều khẩu vị khác nhau: càri trứng, thịt băm càri, càri bắp cải khô… và thường được nấu ở dạng khô.

 

- Theo phong tục của người Ấn, trong các buổi tiệc cưới hỏi, lễ lạt quan trọng không thể thiếu món cừu nấu với hạnh nhân, món thịt cừu nướng.

- Nước sữa và nghệ tây là một trong những thức uống phổ biến nhất. Được chế biến từ hạnh nhân, hạt pít-tat, sữa, thảo quả, nghệ tây, cho thêm chút rượu. Thường được dùng như một thức uống giải khát thường thấy trong các lễ hội hoa đăng, lễ hội mùa xuân.

(Sưu tầm)
Các tin khác
Xem tin theo ngày