Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Thừa Thiên Huế: Top 10 của chỉ số chỉ số cải cách hành chính
Ngày cập nhật 28/12/2017

Cần phải thấy rằng, trong năm 2017, việc cải cách hành chính (CCHC) trên địa bàn tỉnh được ghi nhận ở một số hiệu quả cụ thể.

100% thủ tục hành chính (TTHC) được quy trình hóa theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2015 theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện; đồng thời cũng là tỷ lệ các thủ tục này được đưa vào tiếp nhận và giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại trung tâm hành chính công cấp tỉnh, huyện, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã (trừ các TCHC đặc thù). 80% là mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp, cũng như của cá nhân và tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính; 50% TTHC được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên… là chỉ tiêu cụ thể được đặt ra cho nhiệm vụ cải cách TTHC tại Quyết định số 2855/QĐ-UBND ngày 8/12 của UBND tỉnh.     

Có thể xem đây là chỉ tiêu cụ thể, tác động rõ nhất đến đánh giá mức độ hài lòng của người dân. Bên cạnh đó là những chỉ tiêu cụ thể khác trong cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính. Tất cả nhằm tạo được sự đột phá về kỷ cương, kỷ luật hành chính, hướng tới nền hành chính kiểu mẫu; nâng cao đạo đức, kỷ luật, kỷ cương công vụ, ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ… Đó cũng là cơ sở để có sự chuyển biến mạnh mẽ trong hiện đại hóa nền hành chính theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Mục tiêu cụ thể hơn là phấn đấu vào top 10 nhóm địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số CCHC (PAR Index) trong năm 2018. 

Cần phải thấy rằng, trong năm 2017, việc CCHC trên địa bàn được ghi nhận ở một số hiệu quả cụ thể. Cổng dịch vụ công trực tuyến ở 12 sở, ban, ngành cấp tỉnh và 9 huyện, thị, thành phố đã triển khai đồng bộ và thống nhất các phần mềm dùng chung. Việc cải cách TTHC gắn với cơ chế một cửa, một cửa liên thông được rà soát, kiểm soát chặt chẽ và có chất lượng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước được tăng cường. Bên cạnh đó là việc xây dựng các đề án liên quan đến việc cải cách TTHC, tinh giản biên chế đến giai đoạn 2021 và việc đưa vào vận hành các trung tâm hành chính công cấp huyện và chuẩn bị điều kiện cho việc đưa vào vận hành trung tâm hành chính cấp tỉnh... đã tạo nên những hiệu ứng tích cực hơn đối với người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư. 

Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều việc cần phải tiếp tục được đặt ra để tạo nên một sự chuyển biến thật sự có chất lượng. Mặc dù đến quý I năm 2018 mới kết quả “đo lường” chỉ số vận hành của CCHC trong năm 2017, nhưng nếu lấy kết quả của năm 2016 sẽ thấy rõ điều này. Đó là khi phân tích sâu vào chỉ số thành phần, Thừa Thiên Huế có chỉ số dịch vụ công xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố nhưng khi đánh giá tổng quan, ngoài chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tăng 6 bậc so với 2015 (xếp thứ 23 toàn quốc và còn cách vị trí thứ 2 của năm 2014), các chỉ số còn lại còn ở “chế độ lùi”  khi chỉ số PAR Index xếp thứ 10 (giảm 6 bậc), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) xếp thứ 42 (giảm 18 bậc) chỉ số sẵn sàng cho phát triển công nghệ thông tin – truyền thông (ICT) xếp thứ 15 (giảm 10 bậc do chỉ số thành phần về hạ tầng công nghệ thông tin giảm mạnh và xếp thứ 61/63 tỉnh, thành phố).

Theo baothuathienhue.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày