Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
 
Kế hoạch Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở năm 2021
Ngày cập nhật 11/01/2021

Căn cứ Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày 13 tháng 01 năm 2016 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP; Nghị định số 149/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ Luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện dân chủ trong các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

Sở Ngoại vụ xây dựng kế hoạch thực hiện quy chế dân chủ năm 2021 tại đơn vị với những nội dung cụ thể sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

1. Mục đích:

- Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong hoạt động của cơ quan, đơn vị nhằm công khai minh bạch hoạt động của cơ quan; phát huy quyền làm chủ của công chức, viên chức và người lao động trong hoạt động của cơ quan.

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Cấp ủy Đảng; nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đoàn thể.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm và sự tận tụy phục vụ nhân dân của công chức, viên chức; phát huy vai trò, trách nhiệm  của người đứng đầu Cấp ủy, chính quyền trong xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Yêu cầu:

- Thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị phải gắn liền với việc đảm bảo sự lãnh đạo của tổ chức Đảng ở cơ quan; gắn việc thực hiện Quy chế dân chủ với thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, với công tác cải cách hành chính và việc thực hiện Chỉ thị 05/CT-TW về  “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ. Phát huy vai trò của người đứng đầu Cấp ủy, cơ quan, đơn vị và các tổ chức đoàn thể trong cơ quan.

- Quy chế dân chủ cơ sở phải được thực hiện thường xuyên, liên tục thành nề nếp, phát huy sức mạnh của các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc và các tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại cơ quan, đơn vị.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

- Tăng cường sự lãnh đạo của Cấp ủy đảng,  lãnh đạo Sở, xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu về thực hiện QCDC trong phạm vi lĩnh vực, cơ quan, đơn vị được phân công phụ trách, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng và thường xuyên.

- Tiếp tục quán triệt sâu rộng nội dung các văn bản về thực hiện QCDC như: Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày 13 tháng 01 năm 2016 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP; Nghị định số 149/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ Luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc và các văn bản chỉ đạo của tỉnh về thực hiện QCDC... một cách đồng bộ, hiệu quả phù hợp với đặc điểm của cơ quan, đơn vị.

- Chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung về quy chế dân chủ ở cơ sở, nhất là nội dung liên quan đến quyền và lợi ích của công chức, viên chức và người lao động. Đảm bảo thực hiện tốt chức năng tham gia giám sát các quyền lợi và nghĩa vụ của công chức, viên chức và người lao động trong việc thực hiện các chế độ chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, những nội quy, quy chế cơ quan quy định quản lý chi tiêu nội bộ, chế độ tiền lương, tiền thưởng đối với công chức, viên chức, người lao động; xây dựng các tổ chức đoàn thể của cơ quan đạt trong sạch, vững mạnh

2. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quy chế dân chủ

- Quán triệt đến toàn thể công chức, viên chức và người lao động thuộc Sở tham gia học tập và thực hiện nghiêm những quy định trong Quy chế dân chủ của cơ quan; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP, ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định số 149/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ Luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc và các văn bản chỉ đạo của tỉnh về thực hiện QCDC.

- Thực hiện tuyên truyền qua việc triển khai các văn bản của Trung ương, của Chính phủ, của Bộ, ngành Trung ương, văn bản hướng dẫn của Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Sở Nội vụ liên quan đến quy chế dân chủ cơ sở trong hoạt động của cơ quan, đơn vị bằng các hình thức: Học tập pháp luật tập trung, phổ biến lồng ghép trong các buổi hội, họp như: Giao ban hàng tuần, hàng tháng; các buổi sinh hoạt định kỳ của tổ chức đảng và các tổ chức đoàn thể...Đăng tải trên hệ thống mạng Quản lý hồ sơ công việc, Trang thông tin điện tử của Sở những nội dung liên quan đến việc thực hiện quychế dân chủ của cơ quan để công chức, viên chức và người lao động theo dõi, thực hiện.

3. Công tác triển khai thực hiện QCDC trong hoạt động của cơ quan

- Lãnh đạo các phòng chuyên môn, đơn vị nâng cao trách nhiệm về thực hiện quy chế dân chủ; công chức, viên chức và người lao động chấp hành tốt nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời; thực hiện các quy định về nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp, quy tắc ứng xử, nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp và những việc không được làm theo quy định của pháp luật.

- Công khai để công chức, viên chức và người lao động được biết, những việc tham gia ý kiến; những việc công chức, viên chức và người lao động giám sát, kiểm tra theo quy định.

- Triển khai việc thực hiện dân chủ trong mối quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan theo quy định. Không để xảy ra việc quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu trong giải quyết công việc của công dân, tổ chức.

-  Phối hợp Ban Chấp hành Công đoàn thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong hoạt động của cơ quan, đơn vị. Phát huy vai trò giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của Ban Thanh tra nhân dân. Giải quyết kịp thời kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân (nếu Ban Thanh tra nhân dân phát hiện trường hợp mất dân chủ hoặc vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan).

- Gắn việc thực hiện Quy chế dân chủ với thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, với công tác cải cách hành chính, thực hiện cơ chế "một cửa, một cửa liên thông" trong giải quyết công việc với tổ chức, công dân theo phương châm của Đảng “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”. Duy trì, áp dụng và cải tiến hiệu quảHệ thống Quản lý Chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam TVCN ISO 9001: 2015.

- Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở, đôn đốc việc thực hiện quy chế dân chủ, phát huy sức mạnh của các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc; xây dựng đội ngũ công chức, viên chức, người lao động có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của cơ quan, đơn vị. Kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; Quy chế chi tiêu nội bộ; chế độ tiền lương, tiền thưởng đối với công chức, viên chức, người lao động; điện nước, xăng dầu, văn phòng phẩm, sử dụng điện thoại bàn và phương tiện đi lại…

- Tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong triển khai, tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong hoạt động của cơ quan.

4. Hoạt động của Ban Chỉ đạo Quy chế dân chủ

- Tham mưu cho Cấp ủy, Giám đốc Sở lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện hiệu quả quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị .

- Phối hợp Công đoàn cơ sở chỉ đạo việc tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, người lao động tron g cơ quan.

Văn phòng Sở

Các tin khác
Xem tin theo ngày