Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
 
Quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của phòng Lãnh sự - Người Việt Nam ở nước ngoài
Ngày cập nhật 19/04/2016

Ngày 15/04/2016, Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 20/QĐ-SNgV về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của phòng Lãnh sự - Người Việt Nam ở nước ngoài thay thế Quyết định số 32/QĐ-SNgV ngày 29/09/2011 của Sở Ngoại vụ. Theo đó, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Lãnh sự - Người Việt Nam ở nước ngoài được quy định như sau:

Chức năng

Phòng Lãnh sự -Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận chuyên môn của Sở Ngoại vụ có chức năng tham mưu lãnh đạo Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực: Lãnh sự và bảo hộ công dân; Công tác người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN); Công tác quản lý đoàn ra, đoàn vào; Tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế;  Thông tin đối ngoại; An ninh đối ngoại; Tìm kiếm người Mỹ mất tích (MIA).

Phòng Lãnh sự -Người Việt Nam ở nước ngoài chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Giám đốc Sở.

Nhiệm vụ

Tham mưu cho lãnh đạo Sở chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan giúp UBND tỉnh về kế hoạch, phương hướng quản lý nhà nước trên địa bàn; Dự thảo trình UBND tỉnh ban hành các Quyết định, Chỉ thị về quản lý các hoạt động đối ngoại thuộc phạm vi quản lý của phòng theo quy định của pháp luật; Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác đối ngoại ở địa phương thuộc phạm vi quản lý của phòng, tuyên truyền phổ biến và thông tin về các lĩnh vực quản lý nhà nước của phòng.

1. Về công tác lãnh sự và bảo hộ công dân

a) Công tác lãnh sự

- Theo dõi, quản lý hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ; tổng hợp báo cáo định kỳ tình hình xuất nhập cảnh của cán bộ, công chức, viên chức tại địa phương theo quy định.

- Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, quản lý và đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ tại địa phương theo quy định. Quản lý hộ chiếu công vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của Sở Ngoại vụ.

- Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, quản lý và đề nghị cấp thị thực nhập cảnh cho người nước ngoài làm việc tại tỉnh thuộc quyền quản lý theo quy định của pháp luật.

- Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, quản lý và đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực và gia hạn tạm trú cho người nước ngoài làm việc tại tỉnh thuộc quyền quản lý theo quy định của pháp luật;

- Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, quản lý và đề nghị cấp giấy phép vào hoạt động trong khu vực biên giới cho người nước ngoài làm việc tại tỉnh thuộc quyền quản lý theo quy định của pháp luật;

- Xử lý các vấn đề trong công tác lãnh sự đối với người nước ngoài tại địa phương;

- Triển khai các nội dung công việc liên quan đến việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự:

+ Làm đầu mối tổng hợp việc giới thiệu mẫu con dấu, chữ ký và chức danh của các cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền cấp ký, chứng nhận, chứng thực giấy tờ, tài liệu;

+  Làm đầu mối tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự tại địa phương khi được Bộ Ngoại giao ủy quyền.

- Thực hiện công tác lãnh sự liên quan đến các hoạt động bảo vệ môi trường biển, đảo và đầm phá tại địa phương.

b. Công tác bảo hộ công dân

- Xử lý các vấn đề phát sinh trong công tác bảo hộ công dân đối với người Việt Nam ở nước ngoài có liên quan đến địa phương.

- Bảo vệ lợi ích của ngư dân địa phương có liên quan đến yếu tố nước ngoài.

          2. Về công tác người Việt Nam ở nước ngoài

a) Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch và chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài tại địa phương.

b) Tổ chức thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài; vận động, hướng dẫn và hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài và thân nhân của họ trong làm việc, đầu tư kinh doanh, sinh sống và học tập tại địa phương.

c) Định kỳ tổng kết, đánh giá và đề xuất kiến nghị giải quyết các vấn đề liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài và thân nhân của họ tại địa phương, báo cáo Bộ Ngoại giao theo quy định.

3. Về công tác quản lý đoàn ra, đoàn vào

a) Tham mưu lãnh đạo Sở thực hiện quản lý nhà nước đối với đoàn đi công tác nước ngoài của lãnh đạo tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương (đoàn ra) và các đoàn quốc tế đến thăm làm việc tại địa phương (đoàn vào).

b) Theo dõi, thống kê tổng hợp các đoàn ra, đoàn vào thuộc quyền quản lý của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh.

4. Về công tác tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế

a) Tổ chức thực hiện việc cấp phép và quản lý các hội nghị, hội thảo quốc tế tại địa phương thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

b) Thẩm định nội dung các hội nghị, hội thảo quốc tế; hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan đơn vị địa phương thực hiện các quy định về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế.

5. Về công tác thông tin đối ngoại

a) Làm đầu mối quan hệ với Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong triển khai chương trình, kế hoạch thông tin tuyên truyền đối ngoại của địa phương đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

b) Cung cấp thông tin của địa phương cho Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương và các cơ quan chức năng để phục vụ công tác tuyên truyền đối ngoại; phối hợp với Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại, quảng bá địa phương ở nước ngoài.

c) Chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn thuộc Sở xây dựng kế hoạch, tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất và hàng năm về công tác thông tin đối ngoại.

d) Thống nhất quản lý phóng viên nước ngoài hoạt động báo chí tại địa phương, xây dựng chương trình hoạt động, tổ chức việc tiếp và trả lời phỏng vấn của lãnh đạo tỉnh, cung cấp thông tin có định hướng, theo dõi và quản lý hoạt động của phóng viên nước ngoài theo quy định của pháp luật.

6. Về công tác an ninh đối ngoại

a) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành liên quan trong việc triển khai các hoạt động liên quan đến các vấn đề về dân chủ, nhân quyền, tôn giáo.

b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về dân chủ, nhân quyền, tôn giáo.

c) Chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn thuộc Sở xây dựng kế hoạch, tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất và hàng năm về công tác nhân quyền gửi Công an tỉnh.

d) Định kỳ tổng hợp và báo cáo về công tác phòng chống tội phạm; công tác phòng chống buôn bán người; buôn bán ma túy trong phạm vi hoạt động của Sở.

đ) Chủ trì, phối hợp với các ngành, các phòng chuyên môn thuộc Sở xây dựng kế hoạch, tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất và hàng năm về phòng chống khủng bố theo yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

7. Về công tác tìm kiếm người Mỹ mất tích (MIA)

+ Tham mưu triển khai các hoạt động của cơ quan thường trực công tác MIA tại địa phương. 

+ Theo dõi, quản lý công tác MIA.

8. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.

Cơ cấu tổ chức và biên chế

Phòng Lãnh sự -Người Việt Nam ở nước ngoài có Trưởng phòng, không quá 02 Phó Trưởng phòng và một số chuyên viên.

Trưởng phòng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Sở toàn bộ hoạt động của Phòng.

Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng phân công theo dõi từng mảng công việc và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, trước pháp luật về các lĩnh vực công việc được phân công phụ trách.

Trưởng phòng căn cứ và chức năng, nhiệm vụ để bố trí công việc cho các chuyên viên phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn, ngạch, bậc theo quy định của pháp luật./.

(Anh Tuyền)

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày