Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
 
Vài nét về phong tục tập quán văn hóa nước Nga
Ngày cập nhật 22/10/2009

Những tập tục của người Nga không chỉ được hình thành và giữ gìn từ xa xưa, mà ngay cả những thói quen tốt đẹp dưới thời XHCN cũng được lưu giữ.

 

Tục chúc sức khỏe ở Nga

Khi ai đó hắt hơi, sau đó sẽ có người nói với anh ta “Budte zdorovy!” (chúc sức khỏe), dù người đó có quen biết hay không. Điều đó làm mọi người xích lại gần nhau hơn và làm cho mối quan hệ giữa họ trở nên thân thiết hơn.

Hắt hơi từ xưa được coi là điềm lành. Người ta cho rằng, nếu như hắt hơi, tức là anh ta sẽ khỏe, còn mong muốn của anh ta thành sự thật. Nếu như một người nói điều gì đó, và anh ta hắt hơi, có nghĩa là điều anh ta nói là thật. Nếu như ai đó hắt hơi sau bữa tối, có nghĩa là: con người hạnh phúc hắt hơi cho sự xuất hiện của một người mới trong nhà, còn với người không hạnh phúc, ngược lại, là ai đó chết hoặc đi xa. Nói “Bud zdorov!” cũng cho cả những con vật – chó và mèo.

Tập tục nói với người hắt hơi không chỉ quen thuộc ở châu Âu và châu Á, mà còn cả ở những dân tộc khác nhau trên thế giới. Ngay từ thế kỷ 11 những người truyền đạo Thiên chúa tại Nga đã lên án tín ngưỡng tin vào “chok”, khi coi những người đa thần giáo là những người tin vào việc hắt hơi.

Việc hắt hơi dựa trên 2 giải thích: thứ nhất, người ta cho rằng trong lúc hắt hơi bệnh tật hoặc một con quỷ nào đó sẽ ra khỏi cơ thể; thứ hai, hắt hơi làm khơi dậy sức mạnh nào đó trong người, có thể là của chúa trời hoặc của quỷ dữ.

Còn người Belarus thì cho rằng, con người hắt hơi là do con quỷ mang đến cho con người một món ăn. Để nó không lặp lại, họ phải cầu nguyện cho chính mình.

Bánh mỳ - muối

Để đón tiếp những vị khách quan trọng cho đến nay người Nga vẫn dùng bánh mỳ - muối. Vậy ý nghĩa của nó là thế nào?

Vị khách phải lấy một mẩu bánh mỳ, chấm muối và ăn nó. Nghi lễ đó trở thành biểu tượng cho việc làm quen với những giá trị cơ bản cuộc sống của người họ gặp. Nó đồng thời cũng có ý nghĩa là vị khách bắt đầu mối quan hệ hữu nghị và sẵn sàng ăn cùng chủ nhà ăn “1 pút muối” (1 pút = 16,38 kg), tức là chia sẻ mọi tai họa và khó khăn.

Tục lệ đón khách bằng bánh mỳ và muối đã quen thuộc với người dân Nga từ rất lâu rồi. Sự kết hợp của bánh mỳ và muối đóng vai trò quan trọng đặc biệt về biểu tượng: Bánh mỳ thể hiện mong muốn giàu có và sung túc, còn muối là sự bảo vệ con người khỏi những ảnh hưởng và sức mạnh của kẻ thù.

Tiếp đãi khách bằng bánh mỳ và muối tức là mối quan hệ giữa khách và chủ nhà là thân thiện và đầy tin cậy. Nếu từ chối thì nó như một sự sỉ nhục. Không phải vô cớ mà nói rằng “Cả vua cũng không từ chối bánh mỳ - muối”. Theo quan niệm dân gian, sự trách móc lớn nhất có thể làm đối với kẻ vong ân bội nghĩa đó là nói: “Ty zabyl moi khleb da sol”.

Sự hiếu khách và hào phóng được gọi là Khlebosolstvo xuất phát chính từ việc tiếp đãi này. Trong thế kỷ XVI vua chúa Nga trong bữa ăn gửi tới những vị khách của mình bánh mỳ và muối: bánh mỳ tượng trưng cho sự sùng ái, còn muối - tình yêu.

Cách gọi “bánh mỳ - muối” tại Nga là một cách gọi chung cho việc tiếp đãi. Lời mời “bánh mỳ - muối” là hình thức mời tới dự tiệc. Ngày nay thường chúc nhau ở bàn ăn là “Priyatnovo appetita!”, còn trước đây người ta nói “Khleb da sol!”. Trong đó câu chúc này có một ý nghĩa đặc biệt, đó là nó sẽ xua đuổi mọi điều xấu và lượng lực nhơ bẩn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Sưu tầm)
Các tin khác
Xem tin theo ngày