Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
 
Xây dựng Khung kế hoạch thực hiện Chiến lược Quản lý tổng hợp đới bờ
Ngày cập nhật 15/10/2015

     Việc xây dựng Khung kế hoạch thực hiện Chiến lược Quản lý tổng hợp đới bờ (QLTHĐB) Việt Nam cần “mềm dẻo”, linh hoạt, có tính khả thi cao. Đó là ý kiến của bà Charloutte de Fontaubert, chuyên gia của Ngân hàng Thế giới tại Hội thảo tham vấn kỹ thuật hoàn thiện Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược QLTHĐB Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Cục Quản lý khai thác Biển và hải đảo (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) tổ chức vào sáng 8/10, tại Hà Nội.

     Bà Charloutte de Fontaubert cho rằng, Việt Nam có vùng biển trải dài cũng là nơi có nhiều hoạt động diễn ra như phát triển kinh tế, nhất là du lịch, quân sự quan trọng. Đặc biệt những năm gần đây, khi tác động của biến đổi khí hậu có xu hướng diễn ra rõ nét. Do đó, việc quản lý tổng hợp đới bờ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Việt Nam đòi hỏi phải có quy hoạch, kế hoạch sử dụng sao cho hợp lý. Tuy nhiên, do là vùng phát triển kinh tế của nhiều ngành và đời sống của người dân nên khi xây dựng khung kế hoạch cần có sự tham gia của các cơ quan quản lý, tổ chức và người dân…

     Theo ông Vũ Sĩ Tuấn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, công tác quản lý tổng hợp đới bờ đã được Chính phủ hoàn thiện thể chế, pháp luật, chính sách tương đối đầy đủ. Từ năm 2008, đã thành lập Tổng cục Biển và Hải đảo, thành lập 28 Chi cục quản lý trực thuộc Sở TN&MT ở các địa phương có biển. Gần đây nhất, Chính phủ đã ban hành Chiến lược QLTHĐB Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tuy nhiên, việc triển khai QLTHĐB gặp không ít khó khăn do khung pháp lý liên quan đến việc áp dụng QLTHĐB đang trong quá trình xây dựng hoàn thiện; thiếu cơ chế điều phối đa ngành; chức năng, nhiệm vụ quản lý vùng bờ của các cơ quan, ban ngành ở các cấp còn chồng chéo; Nhận thực về việc này còn hạn chế… Do đó, việc xây dựng kế hoạch Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược QLTHĐB có ý nghĩa quan trọng, cần sự tham gia của các Bộ ngành, tổ chức, địa phương.

     Theo Dự thảo Khung Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược QLTHĐB do Cục Quản lý khai thác Biển và Hải đảo xây dựng, căn cứ vào 4 nhóm nhiệm vụ, 6 giải pháp của Chiến lược QLTHĐB, Khung kế hoạch giai đoạn 2016 – 2020 sẽ triển khai các nội dung như xây dựng Ban điều phối chỉ đạo, triển khai các dự án ưu tiên, đặc biệt là xây dựng các chỉ tiêu, tiêu chí giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiệnQLTHĐB ở địa phương.

     Tại Hội thảo, các đại biểu của các Bộ, ngành, Ngân hàng Thế giới, tổ chức phi chính phủ đã tập trung góp ý, thảo luận về Dự thảo Khung Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược QLTHĐB giai đoạn 2016 - 2020.

Theo Uỷ ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao

Các tin khác
Xem tin theo ngày