Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Chuyển biến tích cực trong tái cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp và dịch vụ
Ngày cập nhật 29/05/2018
Sau hơn 2 năm, thực hiện Đề án “Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020”, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp định hướng đề ra. Đáng chú ý là, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng (năm 2017 tăng lần lượt so với 2016 là 0,64% và 1,25%).
 

 

Nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh 

Theo đánh giá của UBND tỉnh, sau gần 2 năm thực hiện Đề án, ngành công nghiệp - dịch vụ của tỉnh đang chuyển biến theo hướng phát triển ổn định bền vững, việc cơ cấu lại các ngành dịch vụ bước đầu duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP và phát triển nhanh ở một số ngành. Tính đến cuối năm 2017, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lần lượt so với 2016 là 0,64% và 1,25%. Đáng chú ý là, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp năm 2017 (giá so sánh 2010) đạt 7.444,6 tỷ đồng, tăng 12,3% so với năm 2016; giá trị tăng thêm các hoạt động dịch vụ nói chung (theo giá so sánh 2010) đạt 13.640,6 tỷ đồng, tăng 6,82% so với năm 2016.

Kinh tế tư nhân đã có dấu hiệu phục hồi và có bước tăng trưởng. Bằng chứng là năm 2017, nguồn ngân sách thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ước đạt 1.034 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước. Về con số thì năm 2017, có gần 700 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 4,5% so với năm trước, với số vốn đăng ký hơn 6.500 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với 2016 (bình quân 9,3 tỷ đồng/doanh nghiệp; cao hơn bình quân cả nước 8,09 tỷ đồng/doanh nghiệp). Trong 4 tháng đầu năm 2018, có 225 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với vốn điều lệ đăng ký đạt hơn 2.061tỷ đồng tăng 2,85%.

Về thu hút đầu tư, tính đến cuối năm 2017 đã thu hút khoảng 70 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 7.000 tỷ đồng. Trong 4 tháng đầu năm 2018 đã có 11 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1.986,7 tỷ đồng; trong đó Nhà máy điện mặt trời của Công ty cổ phần đầu tư Đoàn Sơn Thủy với vốn đầu tư 1.150 tỷ đồng. Đặc biệt, Tập đoàn Banya Tree vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mở rộng đầu tư dự án Laguna - Lăng Cô với tổng vốn đầu tư lên đến 2 tỷ USD, trong đó được phép đầu tư Casino.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành Trung tâm dệt may của khu vực và cả nước 

Phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ mũi nhọn

Để tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh trong giai đoạn 2016-2020 đối với lĩnh vực Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và Du lịch - Dịch vụ theo Quyết định phê duyệt số 3163/QĐ-UBND và Kế hoạch số 52KH-UBND ngày 20/3/2017 của UBND tỉnh. Thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục thực hiện tốt các quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh vực công nghiệp đã được phê duyệt như Quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển ngành dệt may của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Đề án Phát triển công nghiệp nông thôn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Chương trình trọng điểm phát triển Du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn…

Trong đó, tập trung phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực như chế biến nông lâm thủy hải sản, thực phẩm và đồ uống; điện, điện tử, công nghệ thông tin; khuyến khích và hỗ trợ phát triển công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu. Tìm kiếm nguồn đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may và may thời trang để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành Trung tâm dệt may của khu vực và cả nước.

Cùng với đó, xúc tiến việc tham gia vào mạng phân phối và chuỗi giá trị toàn cầu thuộc các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phần mềm. Tiếp tục hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề gắn với phát triển du lịch và xuất khẩu như các nghề: Đúc đồng, đồ gỗ cao cấp mỹ nghệ, thêu, may áo dài, chế biến thực phẩm truyền thống. Rà soát, bổ sung và thực hiện hiệu quả các quy định về khuyến công, nhằm phát triển bền vững công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khu vực nông thôn gắn bảo vệ môi trường...

Nâng cao tỷ trọng các ngành vận tải kho bãi, logistics; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, lưu trú và ăn uống… trong cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ. Tiếp tục xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành địa bàn du lịch trọng điểm của quốc gia bằng việc phát huy tiềm năng, thế mạnh để đa dạng hóa sản phẩm du lịch, chú trọng phát triển các loại hình du lịch - dịch vụ chất lượng cao. Rà soát quỹ đất để ưu tiên kêu gọi đầu tư phát triển dịch vụ du lịch. Hình thành các khu sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt du lịch về đêm trong các khu đô thị mới...

Mục tiêu cụ thể của Tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng đến năm 2020 của tỉnh là: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cơ cấu kinh tế toàn tỉnh (GRDP): Dịch vụ: 55%; công nghiệp - xây dựng: 37%; nông, lâm nghiệp, thủy sản: 8%.

Đến năm 2020: - Lượt khách du lịch đạt 5 triệu lượt (trong đó có từ 3 - 4 triệu lượt khách lưu trú); giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15%/năm.

- Doanh nghiệp thành lập mới tăng bình quân thời kỳ 2016 - 2020 đạt trên 15%/năm; đến năm 2020, có khoảng 8.000 doanh nghiệp đang hoạt động tổng vốn đầu tư từ khu vực doanh nghiệp chiếm từ 60-65% tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh.

- Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 cao hơn 7,5%. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đến năm 2020 đạt trên 30%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 85%, trong đó qua đào tạo nghề là 70%; tổng số lao động dự kiến được đào tạo giai đoạn 2016-2020 khoảng 114.300 lao động, bình quân 22.860 lao động/năm.

 
 
(Nguồn www.thuathienhue.gov.vn)
Các tin khác
Xem tin theo ngày