Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn
Ngày cập nhật 18/04/2018

Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm của Liên Hợp quốc (UNCAT) được thông qua ngày 10-12-1984; là một trong 9 công ước quốc tế cơ bản về quyền con người. UNCAT có hiệu lực từ ngày 26-6-1987 sau khi được phê chuẩn bởi 20 quốc gia và ngày 26 tháng 6 nay được công nhận là Ngày quốc tế ủng hộ các nạn nhân bị tra tấn (International Day in Support of Torture Victims) để vinh danh Công ước này. Đến nay, UNCAT đã có 155 quốc gia tham gia ký kết. Ngày 7-11-2013 Việt Nam đã ký UNCAT và được Quốc hội phê chuẩn ngày 28-11-2014. 

Công ước này theo cấu trúc của các Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị và Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, với một lời mở đầu và 33 điều khoản, được chia thành 3 phần:

Phần I (các điều 1–16) định nghĩa Tra tấn (điều 1), và các bên ký kết phải có các biện pháp hữu hiệu để phòng chống bất cứ hành động tra tấn trong bất cứ lãnh thổ nào dưới thẩm quyền pháp lý của mình (điều 2). Các điều khoản trên bao gồm việc bảo đảm rằng tra tấn được coi là một tội hình sự (Điều 4), việc thiết lập quyền thi hành pháp luật đối với các hành vi tra tấn một công dân của bên ký kết hoặc do một công dân của bên ký kết vi phạm (tội tra tấn) (Điều 5), việc bảo đảm rằng tra tấn là một tội có thể bị dẫn độ (Điều 8), và việc thiết lập [quyền thi hành pháp luật phổ quát] để xét xử các vụ tra tấn tại nơi một kẻ phạm tội tra tấn không thể bị dẫn độ (Điều 5). Các bên ký kết phải kịp thời điều tra mọi cáo buộc tra tấn (các Điều 12 và 13), và các nạn nhân bị tra tấn phải có quyền được bồi thường (Điều 14). Các bên cũng phải cấm sử dụng chứng cớ do tra tấn (mà có) ở các tòa án của mình (Điều 15), và ngăn chặn việc trục xuất, dẫn độ hoặc trả lại người về nơi mà có cơ sở để tin rằng họ sẽ bị tra tấn (Điều 3). Các bên ký kết cũng có nghĩa vụ phòng chống việc trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác, và điều tra bất kỳ cáo buộc nào về việc đối xử như vậy trong thẩm quyền pháp lý của mình (Điều 16)

Phần II (Điều 17 – 24) nói về việc báo cáo và giám sát Công ước và các bước do các bên tiến hành để thực hiện công ước. Phần này thiết lập Ủy ban chống Tra tấn (Điều 17), và trao quyền cho ủy ban để điều tra các cáo buộc tra tấn có hệ thống (Điều 20). Nó cũng thiết lập một cơ chế giải quyết tranh chấp tùy chọn giữa các bên (Điều 21) và cho phép các bên công nhận thẩm quyền của Ủy ban được nghe các khiếu nại, khiếu tố của các cá nhân về việc vi phạm Công ước của một bên ký kết (Điều 22).

Phần III (Điều 25 – 33) nói về việc phê chuẩn, đi vào hiệu lực, và tu chính Công ước. Nó cũng bao gồm một cơ chế trọng tài tùy chọn (không bắt buộc) đối với tranh chấp giữa các bên (Điều 30)

 

Việc ký kết, phê chuẩn Công ước có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện chính sách hình sự nhân đạo của Nhà nước ta cũng như thể hiện sự quyết tâm duy trì nền tảng đạo đức, pháp lý và văn hoá quyền con người đang được khẳng định trong chủ trương, đường lối của Đảng và Hiến pháp năm 2013; cho thấy nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người,tạo cơ sở pháp lý quan trọng góp phần hiệu quả trong đấu tranh chống các luận điệu vu cáo, xuyên tạc của các thế lực thù địch nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam. Việc phê chuẩn Công ước này cũng tạo điều kiện để rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan, cụ thể là quyền không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người cho phù hợp hơn với Công ước và các quy chuẩn chung của pháp luật quốc tế về quyền con người.

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 21.167.216
Truy cập hiện tại 7.730