Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Phổ biến Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)
Ngày cập nhật 11/09/2017

Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được các nước ASEAN và Trung Quốc ký ngày 04/11/2002 tại Campuchia nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8. Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN vàTrung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Đông. DOC phản ánh nguyện vọng chung của các quốc gia trong khu vực về giữ gìn hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực Biển Đông, giúp thúc đẩy việc tăng cường hợp tác, xây dựng lòng tin và giảm căng thẳng, nguy cơ xung đột.

Với diện tích gần ba triệu km2, Biển Đông là biển nửa kín lớn hàng đầu trên thế giới. Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược đối với các quốc gia trong và ngoài khu vực, nhưng cũng ẩn chứa nguy cơ xung đột do những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ và vùng biển dai dẳng giữa các quốc gia trong khu vực. Chính vì những ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội của biển Đông và đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc đã được ghi nhận trong Công ước Bali 1976 là: Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc; Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài; Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện, không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực; Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm giải pháp hòa bình và lâu dài cho tranh chấp ở biển Đông, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác hiện có giữa các nước ASEAN và đối tác mà cụ thể là Trung Quốc mà các nước ASEAN và Trung Quốc đã xây dựng tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông.

Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được các nước ASEAN và Trung Quốc ký ngày 04/11/2002 tại Campuchia nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8. Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN vàTrung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Đông. DOC phản ánh nguyện vọng chung của các quốc gia trong khu vực về giữ gìn hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực Biển Đông, giúp thúc đẩy việc tăng cường hợp tác, xây dựng lòng tin và giảm căng thẳng, nguy cơ xung đột.

Nội dung DOC có thể chia làm 03 nhóm chính:

- Nhóm các vấn đề liên quan đến luật pháp quốc tế: Các bên khẳng định tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước1982, Hiệp ước thân thiện và hữu nghị (TAC), năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình; giải quyết các tranh chấp liên quan đến Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực.

- Nhóm các vấn đề liên quan đến hoạt động xây dựng lòng tin: Các bên khẳng định sẽ nỗ lực trên tinh thần hợp tác và hiểu biết lẫn nhau nhằm tìm ra các phương cách xây dựng lòng tin. Các biện pháp cụ thể để thúc đẩy và xây dựng lòng tin được cụ thể trong Điểm 5 của DOC. Theo đó nghĩa vụ chung của các quốc gia phải thực hiện là tự kiềm chế (self-restraint), không có hành động gây phức tạp và gia tăng tranh chấp có thể ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định.

- Nhóm các vấn đề liên quan đến hoạt động hợp tác: Các bên cam kết trong khi chờ đợi một giải pháp lâu dài và toàn diện cho vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, các bên có thể thăm dò và hợp tác ở những lĩnh vực ít nhạy cảm như: bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học biển, an toàn hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia. Tuy nhiên, nhằm tránh việc các bên lợi dụng các hoạt động hợp tác để gây phương hại đến quyền lợi của các bên khác, DOC quy định thể thức, phạm vi và địa điểm liên quan đến hợp tác song phương và đa phương phải được các bên liên quan nhất trí trước khi thực hiện.

Ngay sau khi thông qua DOC, ASEAN và Trung Quốc đã khẳng định DOC chưa phải đích cuối, mà là một bước tiến tới việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông. Trước những diễn biến phức tạp trên Biển Đông thời gian gần đây đã cho thấy tính ràng buộc của một “văn kiện nửa chính trị, nửa pháp lý” như DOC là chưa cao, phụ thuộc nhiều vào thiện chí của các bên liên quan. Vì vậy việc xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử có giá trị ràng buộc cao hơn sẽ là chìa khóa duy trì, giải quyết tranh chấp ở Biển Đông một cách hòa bình.

 

Nguồn: http://www.moj.gov.vn

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 21.218.253
Truy cập hiện tại 677