Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Các nước cần đóng góp vào việc giữ gìn hòa bình và an ninh ở Biển Đông
Ngày cập nhật 15/06/2020

Lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông bao gồm cả về chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền hợp pháp trên biển là rõ ràng, nhất quán và đã được nói rõ nhiều lần.

Chiều 11/6, tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin Trung Quốc xây dựng hệ thống cáp ngầm ở quần đảo Hoàng Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động liên quan đến hai quần đảo này mà không có sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và vô giá trị. Các nước cần hành động có trách nhiệm, tránh làm phức tạp tình hình, đóng góp vào việc giữ gìn hòa bình và an ninh ở Biển Đông.”

Liên quan đến câu hỏi đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam trước việc Hoa Kỳ gửi thư tới Liên hợp quốc phản đối yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông vào ngày 3/6 vừa qua, Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Việt Nam quan tâm đến việc thời gian vừa qua có nhiều quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc đã lưu hành văn bản bày tỏ quan điểm về tình hình Biển Đông. Việc lưu hành tài liệu bày tỏ quan điểm là phương thức hoạt động thường làm của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc.

Lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông bao gồm cả về chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền hợp pháp trên biển là rõ ràng, nhất quán và đã được nói rõ nhiều lần.

Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các quyền lợi hợp pháp với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Cộng đồng quốc tế cũng như Liên hợp quốc coi trọng việc các quốc gia thành viên Liên hợp quốc có quan điểm đề cao, thúc đẩy và tuân thủ luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982”./.

Nguồn: Tạp chí Thông tin Đối ngoại - Ban Tuyên giáo Trung ương
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 21.182.410
Truy cập hiện tại 2.511