Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Hội nghị khu vực Bắc Trung Bộ: Hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển bền vững trong kỷ nguyên số
Ngày cập nhật 25/07/2019
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc Hội nghị

Ngày 24/7, tại thành phố Huế, Bộ Ngoại giao phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị khu vực Bắc Trung Bộ về “Hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển bền vững trong kỷ nguyên số: Những vấn đề đặt ra với địa phương và doanh nghiệp". Đây là hội nghị thứ 2 sau thành công của Hội nghị “Gặp gỡ Nhật Bản – khu vực Bắc Trung Bộ 2019” do Bộ Ngoại giao phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức vào tháng 4/2019.

Tham dự hội nghị có các ông: Bùi Thanh Sơn, UVTW Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao; Phan Ngọc Thọ, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế; Phạm Hùng Tiến, Quyền Giám đốc Tổ chức Friedrich Naumann tại Việt Nam (CHLB Đức) - Nhà tài trợ; Vụ Chính sách đối ngoại, Vụ hợp tác kinh tế đa phương và Cục Ngoại vụ (Bộ ngoại giao), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng các chuyên gia kinh tế, đại diện lãnh đạo 6 tỉnh Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) và các doanh nghiệp trong khu vực.

Toàn cảnh Hội nghị - Ảnh: thuathienhue.gov.vn

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, năm 2019 đánh dấu giai đoạn mới của hội nhập quốc tế của Việt Nam, đó là hội nhập và liên kết quốc tế toàn diện, sâu rộng, hiện nước ta là tâm điểm của mạng lưới kết nối 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với 59 đối tác, mở ra cơ hội mở rộng và đa dạng hóa thị trường, thu hút nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Năm 2019, Việt Nam bước vào giai đoạn thực thi các cam kết kinh tế quốc tế then chốt như FTA ASEAN-Trung Quốc, FTA ASEAN-Hong Kong, nhất là FTA thế hệ mới. Việt Nam nằm trong nhóm nước đầu tiên triển khai Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có quy mô cam kết rộng và tiêu chuẩn cao nhất từ trước đến nay.

Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, việc tham gia các hiệp định quốc tế là những đột phá quan trọng của hội nhập quốc tế nước ta, tạo ra cơ hội thúc đẩy kinh tế đối ngoại và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo đường lối phát triển của Đảng. Song hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng cũng đặt ra những yêu cầu mới, hoàn toàn khác so với giai đoạn trước, nhất là việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với công nghệ số; hội nhập quốc tế chủ động, sáng tạo, hiệu quả vì phát triển nhanh và bền vững càng trở nên cấp thiết, đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực đồng bộ và sự đồng hành của các cấp, ngành, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, Hội nghị là một sáng kiến hay, thiết thực và kịp thời của Bộ Ngoại giao, giúp cho các địa phương và công đồng doanh nghiệp trong khu vực cập nhật thông tin về tình hình thế giới, triển khai và trao đổi những vấn đề đặt ra cho việc thực thi hiệu quả các cam kết trong các FTA thế hệ mới. Đặc biệt, từ góc nhìn của các chuyên gia kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp sẽ giúp cho các tỉnh Bắc Trung Bộ có những định hướng cũng như các giải pháp đột phá phát triển và để chính quyền các cấp đồng hành cùng doanh nghiệp tạo nên sức sống mới, đặc biệt là khí thế mới cho mỗi địa phương.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: thuathienhue.gov.vn

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: thuathienhue.gov.vn

Ông Phan Ngọc Thọ khẳng định, kết quả của Hội nghị hôm nay là cơ sở để các tỉnh trong khu vực tập trung chỉ đạo, điều hành nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2019 và các năm tiếp theo. Đồng thời, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế vì phát triển bền vững của địa phương, doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe các báo cáo thông tin về tình hình thế giới, khu vực và tác động đối với quá trình triển khai hội nhập quốc tế của Việt Nam; xu thế kinh tế thế giới và giai đoạn mới của hội nhập kinh tế của Việt Nam trong kỷ nguyên số- vấn đề đặt ra với địa phương, doanh nghiệp; xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam đến năm 2030 - những vấn đề đặt ra với các tỉnh Bắc Trung bộ trong phát triển nhanh và bền vững; triển khai các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam-Thời cơ và thách thức (CPTPP, EVFTA và IPA)...

Trong khuôn khổ hội nghị đã diễn ra buổi tọa đàm, trao đổi giữa các chuyên gia và các địa phương, doanh nghiệp những vấn đề quan tâm trong hội nhập quốc tế hiện nay như vấn đề đặt ra đối với địa phương, doanh nghiệp trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng và kỷ nguyên số; thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế - khó khăn, vướng mắc với địa phương, doanh nghiệp; những kiến nghị, đối với địa phương và doanh nghiệp...

Các đại biểu trao đổi, thảo luận các vấn đề về hội nhập quốc tế

Cùng với sự phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước, công tác đối ngoại và hội nhập của các tỉnh Bắc Trung Bộ đạt nhiều kết quả quan trọng, đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển chung của cả nước và từng địa phương. Trong đó, các địa phương và doanh nghiệp trong khu vực đã tích cực và chủ động trong đàm phán, tham gia và tranh thủ cơ hội từ các cam kết kinh tế quốc tế của Việt Nam để phát triển và thúc đẩy thương mại, du lịch, thu hút đầu tư, mở rộng thị trường... góp phần thực hiện hiệu quả Chỉ thị 25-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.

 

Văn phòng
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 21.340.304
Truy cập hiện tại 14.871