Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 21.357.948
Truy cập hiện tại 99
Ban hành Kế hoạch Kiểm soát thủ tục hành chính của Sở Ngoại vụ năm 2024
Ngày cập nhật 26/01/2024

Thực hiện Kế hoạch số 437/KH-UBND ngày 30/12/2023 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Ngoại vụ ban hành Kế hoạch số 62/KH-SNgV ngày 10/1/2024 về kiểm soát thủ tục hành chính của Sở Ngoại vụ năm 2024 với nội dung như sau:

 

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính.

b) Làm chuyển biến mạnh mẽ hơn tư duy của người đứng đầu và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở Ngoại vụ đối với phương thức sử dụng công nghệ thông tin trong giải quyết, phê duyệt kết quả giải quyết TTHC.

c) Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện công tác kiểm soát TTHC, cải cách TTHC.

 d) Tổ chức triển khai thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh; Nâng cao trách nhiệm giải trình của các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc và phát huy quyền giám sát của các cá nhân, tổ chức theo quy định đảm bảo minh bạch, khách quan, công bằng, kịp thời, chính xác trong giải quyết TTHC.

đ) Chuyển đổi số dịch vụ công với mục tiêu lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ; sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và đơn vị theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, nhất là việc cắt giảm, đơn giản hóa TTHC thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin.

2. Yêu cu

a) Nội dung Kế hoạch bảo đảm đầy đủ các nhiệm vụ kiểm soát TTHC theo quy định; các nhiệm vụ về cơ chế một cửa, một cửa liên thông và giải quyết TTHC trên môi trường điện tử; đồng thời, có chú trọng các nhiệm vụ trọng tâm, đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả.

b) Xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong quá trình thực hiện, thời hạn thực hiện và dự kiến sản phẩm.

c) Thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao, gắn công tác kiểm soát TTHC, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và giải quyết TTHC trên môi trường điện tử với việc thi đua khen thưởng; xử lý kịp thời những cá nhân, tập thể có hành vi tiêu cực trong quá trình kiểm soát TTHC.

d) Huy động sự tham gia, phối hợp của các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc, các cá nhân, tổ chức có liên quan trong triển khai, thực hiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm TTHC.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao nhất các nhiệm vụ kiểm soát TTHC của Sở; các nhiệm vụ về cơ chế một cửa, một cửa liên thông và giải quyết TTHC trên môi trường điện tử; trong đó, tập trung vào thực hiện tốt công tác công bố, công khai TTHC theo đúng quy định, làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp.

2. Thường xuyên rà soát, thống kê, đánh giá và đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định, chi phí tuân thủ liên quan đến các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và đúng tiến độ. Tăng cường ứng dụng CNTT và công nghệ số để chuẩn hóa, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ.

3. Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các TTHC theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo 100% thủ tục mới ban hành được đánh giá tác động theo đúng quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát TTHC và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát TTHC.

4. Thường xuyên rà soát, kịp thời dự thảo Quyết định công bố danh mục TTHC hoặc công bố TTHC trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố theo thẩm quyền.

5. Tăng cường công khai, minh bạch TTHC góp phần xây dựng một nền công vụ “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”.

6. Tổ chức tốt việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC thuộc phạm vi quản lý của Sở; tăng cường việc tiếp nhận và giải quyết TTHC trên môi trường điện tử, giảm tỷ lệ trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ; nghiêm túc thực hiện việc xin lỗi người dân, tổ chức khi để xảy ra trễ hẹn. Thường xuyên theo dõi, chấn chỉnh tác phong, lề lối và thái độ làm việc của CBCCVC tại Bộ phận Một cửa; xây dựng hình ảnh đội ngũ công chức chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, thân thiện và tận tụy phục vụ Nhân dân.

7. Tiếp tục thực hiện tái cấu trúc quy trình các TTHC, cung cấp dịch vụ công đã được tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh theo hướng lấy người dùng làm trung tâm, tránh hình thức, phong trào, không thực chất, không hiệu quả

8. Đổi mới việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông và trên môi trường điện tử, tiếp tục thực hiện số hoá 100% hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC trong tiếp nhận, giải quyết TTHC đúng quy định của Chính phủ tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP và Nghị định số 107/2021/NĐCP và hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ tại Thông tư số 01/2023/TT-VPCP, gắn việc số hóa với việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, trong quá trình giải quyết TTHC; không yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC đã được số hóa theo đúng quy định

9. Thực hiện nghiêm việc xử lý phản ánh, kiến nghị của công dân và công khai văn bản đã xử lý trên Hệ thống phản ánh, kiến nghị trên Cổng Dịch vụ công quốc gia theo quy định của Chính phủ và của Ủy ban nhân dân tỉnh.

10. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về cải cách TTHC, đồng thời tăng cường kiểm tra hoạt động kiểm soát TTHC, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, giải quyết TTHC trên môi trường điện tử, tập trung kiểm tra việc công khai và giải quyết TTHC tại đơn vị; việc tuân thủ quy định về cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong tiếp nhận và giải quyết TTHC.

11. Triển khai và thực hiện tốt chiến lược 4 không - 1 có “Làm việc không giấy tờ; Hội họp không tập trung; Dịch vụ công không gặp mặt; Thanh toán không tiền mặt; Dữ liệu có chuyển đổi số” nhằm đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, cung cấp dịch cụ công, thay đổi cách thức quản trị hành chính từ truyền thống sang hiện đại, góp phần hình thành công dân số, doanh nghiệp số, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số.

(Các nhiệm vụ cụ thể tại Phụ lục kèm theo)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở

- Trên cơ sở nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc có trách nhiệm quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện đến toàn thể công chức, viên chức và người lao động, đồng thời phối hợp với Ban Kiểm soát TTHC của Sở (qua Văn phòng Sở) tham mưu sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ kịp thời các TTHC không phù hợp; định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm báo cáo kết quả thực hiện về Văn phòng Sở để tổng hợp báo cáo theo quy định.

- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở đối với các TTHC chậm sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ khi văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành.

2. Văn phòng Sở - Thường trực Ban Kiểm soát TTHC của Sở

- Tham mưu Lãnh đạo Sở hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của các phòng chuyên môn, đơn vị.

- Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện, đề xuất giải quyết và xử lý các vướng mắc và triển khai nhiệm vụ đột xuất có liên đến hoạt động kiểm soát TTHC.

Trên đây là Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2024 của Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên Huế, đề nghị Trưởng các phòng chuyên môn và đơn vị trực thuộc nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, tùy vào tình hình thực tế, nếu có thay đổi, vướng mắc đề nghị các phòng chuyên môn, đơn vị phản ánh về Văn phòng Sở để tổng hợp, tham mưu Ban Giám đốc Sở xem xét, điều chỉnh nội dung Kế hoạch cho phù hợp./.

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày