Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 21.340.304
Truy cập hiện tại 922
Hướng dẫn xử lý đơn thư công dân và xử lý hậu sự đối với công dân Việt Nam tử vong ở nước ngoài
Ngày cập nhật 15/12/2023

Sở Ngoại vụ nhận được Công văn số 3766/LS-BHCD ngày 14/9/2023 của Cục Lãnh sự-Bộ Ngoại giao về việc hướng dẫn xử lý đơn thư công dân và xử lý hậu sự đối với công dân Việt Nam tử vong ở nước ngoài. Theo đó, nội dung hướng dẫn cụ thể như sau:

 

  1. VỀ VIỆC TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ ĐƠN ĐỀ NGHỊ BẢO HỘ CÔNG DÂN

Công dân Việt Nam gặp khó khăn không thể tự khắc phục được ở nước ngoài có thân nhân đến Cơ quan Ngoại vụ đề nghị giúp đỡ, Cơ quan Ngoại vụ giúp hướng dẫn người làm đơn thực hiện như sau:

  • Đề nghị người làm đơn khai theo mẫu “Đơn đề nghị giúp đỡ” (đính kèm);
  • Cơ quan ngoại vụ kiểm tra thông tin trong Đơn của đương sự và có công văn chuyển thông tin cho Cục Lãnh sự, hồ sơ gồm:

(1) Đơn đề nghị giúp đỡ;

(2) bản chụp giấy tờ tùy thân của người làm đơn;

(3) các tài liệu khác (nếu có).

  • Trường hợp công dân gửi qua đường bưu điện, “Đơn đề nghị giúp đỡ” cần có xác nhận của UBND hoặc cơ quan công an cấp xã/phường nơi công dân cư trú;
  • Sau khi có kết quả về công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước do Cơ quan địa diện Việt Nam ở nước ngoài cung cấp, Cục Lãnh sự sẽ có văn bản thông báo cho Cơ quan Ngoại để trả lời công dân.

Một số lưu ý trong quá trình xử lý Đơn đề nghị giúp đỡ:

  1. Theo quy định tại Điều 6, Luật Quốc tịch 2008 và Điều 8, Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: Các cơ quan địa diện Việt Nam tại nước ngoài thực hiện bảo hộ lãnh sự đối với quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài trên cơ sở pháp luật Việt Nam, pháp luật của quốc gia tiếp nhận và điều ước quốc tế. Theo đó, các Cơ quan đại diện Việt nam ở nước ngoài không thể thực hiện việc bảo hộ công dân trong những trường hợp sau:
  • Người cần được bảo hộ không có quốc tịch Việt Nam;
  • Người cần được bảo hộ ở nước ngoài từ chối nhận sự bảo hộ của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;
  • Nội dung đề nghị bảo hộ không phải là lợi ích hợp pháp, chính đáng (như: đề nghị cơ quan chức năng Việt Nam can thiệp để công dân Việt Nam được tha tù miễn trách nhiệm hình sự; đề nghị được đưa về nước sớm để trốn tránh nghĩa vụ về tài chính ở nước ngoài, v.v…).
  1. Để tăng hiệu quả của công tác bảo hộ công dân, Cơ quan Ngoại vụ giúp hướng dẫn người làm đơn cung cấp tối đa các thông tin người cần được bảo hộ ở nước ngoài như: địa chỉ, thông tin liên hệ (điện thoại, email,…) tại nước ngoài, chi tiết thân nhân, khó khăn đang gặp ở nước ngoài, thông tin chi tiết về vụ việc,…
  1. HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH XỬ LÝ HẬU SỰ TRƯỜNG HỢP CÔNG DÂN VIỆT NĂM TỬ VONG Ở NƯỚC NGOÀI
  1. Trường hợp công dân Việt Nam tử vong ở nước ngoài (thông tin từ các cơ quan đại diện hoặc các cơ quan trong nước hoặc thân nhân đến trình báo… gửi đến Cục Lãnh sự, Cục Lãnh sự sẽ áp dụng quy trình xử lý như sau:
  • Cục Lãnh sự thực hiện việc xác minh với các cơ quan liên quan và gửi công văn thông báo đến Cơ quan Ngoại vụ địa phương để thông báo cho gia đình;
  • Trên cơ sở thông tin đã xác minh, Cục Lãnh sự thông báo cho Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước liên quan để phối hợp xử lý; trong một số trường hợp, Bộ Ngoại giao có thể vận động hội, đoàn người Việt ở nước nước ngoài có hình thức hỗ trợ.
  1. Cơ quan Ngoại vụ giúp hướng dẫn gia đình nạn nhân giải quyết hậu sự như sau:
  • Cơ quan Ngoại vụ hướng dẫn thân nhân nạn nhân cử/ủy quyền cho đại diện pháp lý ở nước ngoài liên hệ với cơ quan đại diện để được hướng dẫn các thủ tục liên quan đến hậu sự. Đại diện pháp lý có thể là: Công ty phái cử lao động nếu nạn nhân là lao động có hợp đồng; cơ sở đào tạo nơi nạn nhân đang theo học nếu nạn nhận là học sinh, sinh viên; người có quan hệ gia đình với nạn nhân đang cư trú tại nước ngoài của nạn nhân; người thân, bạn bè ở nước ngoài được người nhà ủy quyền bằng văn bản, xác nhận tại địa phương…;
  • Trường hợp không có đại diện pháp lý ở nước ngoài, Cơ quan Ngoại vụ hướng dẫn người nhà nạn nhân gửi đơn đề nghị đến Cục Lãnh sự (đơn cần xác nhận nếu gửi qua đường bưu điện) để thông báo cho Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ;
  • Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sẽ trao đổi, hướng dẫn đại diện pháp lý ở sở tại hoặc người nhà ở trong nước về các thủ tục cần thực hiện, chi phí phát sinh ….
  • Trường hợp cần thiết hoặc người nhà nạn nhân có nguyện vọng ra nước ngoài để xử lý vụ việc, Cơ quan Ngoại vụ hướng dẫn thân nhân của nạn nhân trực tiếp xuất cảnh, phối hợp cùng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài làm việc với cơ quan chức năng sở tại giải quyết hậu sự  (thủ tục theo Phụ lục kèm theo).

Lưu ý: Trường hợp gia đình nạn nhân không có khả năng đưa thi hài/di hài/tro cốt nạn nhân về nước, các cơ quan chức năng của nước ngoài sẽ tiến hành xử lý theo quy định (thường sẽ tiến hành hỏa thiêu và lưu trữ tro cốt trong khoảng thời gian nhất định, đợi thân nhân đến nhận, quá thời hạn quy định sẽ tiến hành tiêu hủy).                

  1. SỬ DỤNG QUỸ BẢO HỘ CÔNG DÂN

  Các chi phí cần thiết để chi trả cho công dân gặp nạn, hặp khó khăn, bị bắt tạm giam, tạm giữ phải nộp trước khi về nước bao gồm: tiền ăn, tiền ở, chi phí đi lại tại nước sở tại, tiền phạt (nếu có), chi phí vé máy bay về nước, chi phí làm hộ chiếu giấy tờ khác. Gia đình các công dân tự chi trả hoặc có thể nộp tiền đặt cọc, tạm ứng qua Quỹ bảo hộ công dân để đưa người thân của họ về nước, sau khi công dân về nước quỹ BHCD sẽ quyết toán các chi phí cho công dân. Cơ quan ngoại vụ hướng dẫn gia đình/thân nhân ngươi cần hỗ trợ nộp số tiền đã được thông báo vào tài khoản QUỹ BHCD, cụ thể như sau:

Địa chỉ: 40 phố Trần Phú, quận Ba Đình, TP Hà Nội

Điện thoại: 024. 37993260

Số tài khoản VND: 1220202005149

Số tài khoản ngoại tệ: 1220202005155

Ngân hàng Nppng nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Long Biên

Địa chỉ: 562 Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, TP Hà Nội

(Đính kèm Công văn số 3766/LS-BHCD ngày 14/9/2023 của Cục Lãnh sự-Bộ Ngoại giao)

 

Tập tin đính kèm:
Kiều Oanh
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày