Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 21.662.673
Truy cập hiện tại 1.608
Hội thảo "Rào cản thương mại với các Hiệp hội Doanh nghiệp và Doanh nghiệp Việt Nam"
Ngày cập nhật 02/07/2010

Nhằm triển khai các hoạt động của tiểu Dự án “Tăng cường năng lực về chính sách thương mại cho các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam” được Uỷ ban châu Âu tài trợ trong khuôn khổ Dự án EU- Việt Nam MUTRAP III, ngày 23/6/2010, Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã tổ chức Hội thảo “Các rào cản thương mại với các doanh nghiệp Việt Nam” tại Hà Nội.

Tham gia hội thảo có đại diện các đối tác của EuroCham, bao gồm Hiệp hội Da giầy Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Cần Thơ, Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, Hiệp hội Doanh nhân trẻ thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra đến tham dự hội thảo còn có khoảng 100 đại biểu đại diện cho các hiệp hội doanh nghiệp khác: Hiệp hội Thép Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, Hiệp hội Điện tử Việt Nam, Hiệp hội Cà phê và ca cao Việt Nam, Hiệp hội Chè Việt Nam, Hiệp hội Nữ doanh nhân Hà Nội, Hiệp hội Cơ khí Việt Nam.

Các diễn giả của Hội thảo bao gồm: ông Hans Farnhammer, Bí thư Thứ nhất Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, GS. Claudio Dordi, Trưởng nhóm chuyên gia tư vấn Dự án EU - Việt Nam MUTRAP III, ôngPhan Thế Ruệ, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Thương mại - Nguyên Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, và ông Trần Hữu HuỳnhTrưởng Ban Pháp Chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,  Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam.
Trong phần tham luận của mình, ông Hans Farnhammer trình bày các rào cản thương mại trong thị trường EU. Bài tham luận giới thiệu các quy định kỹ thuật, các rào cản trong các quy định của EU như TBT và SPS, tổng quan về tình hình xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU, các quy định chính trong ngành dệt may,  da giầy, gỗ, điện và điện tử, nông sản, những khó khăn trong việc tuân thủ với các nhà xuất khẩu Việt Nam và các đề xuất. Ông Hans cũng giới thiệu các nguồn thông tin của EU và Việt Nam về một số chủ đề cụ thể như quy định về đăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế đối với hóa chất REACH, quản lý môi trường.
Với kinh nghiệm công tác trong thời gian đảm nhiệm vai trò Thứ trưởng thường trực Bộ Thương mại, Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, ông Phan Thế Ruệ có phần trình bày về các cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do. Ông Ruệ đã trình bày về bối cảnh của Việt Nam và các Hiệp định thương mại từ do mà Việt Nam đã ký kết, các thách thức và cơ hội mà Việt Nam phải đối mặt. Đồng thời, ông cũng đưa ra khuyến nghị  cho các doanh nghiệp về việc giải quyết các khó khăn và tiếp cận các cơ hội.
Hội thảo cũng nhận được nhiều đóng góp qua các tham luận của ông Trần Hữu Huỳnh và GS. Claudio Dordi về giải quyết tranh chấp trong các hợp đồng thương mại quốc tế và các thách thức trong việc tiếp cận và xuất khẩu sang thị trường EU. Ông Huỳnh trình bày về các dạng tranh chấp, các phương thức giải quyết tranh chấp, trọng tài và thỏa thuận trọng tài. Ông Huỳnh cũng nêu ra các đặc điểm của trọng tài và các điều khoản trọng tài mẫu của các tổ chức trọng tài quốc tế. Phần trình bày của GS. Claudio nên ra các rào cản thương mại gồm các rào cản thuế quan và phi thuế quan, các ưu điểm và nhược điểm so sánh, các biểu đồ về sự tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt dễ vấp rào cản thương mại
“Bất đồng ngôn ngữ khiến các doanh nghiệp Việt Nam dễ vấp phải các rào cản thương mại quốc tế”. GS. Claudio Dordi, Tư vấn trưởng dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn III chia sẻ tại hội thảo. “Sau hơn 3 năm làm việc tại Việt Nam, ông nhận thấy rào cản ngôn ngữ đã hạn chế những hiểu biết của DN Việt Nam đối với yêu cầu các thị trường xuất khẩu (XK) đặt ra trong suốt thời gian dài vừa qua, làm giảm sức cạnh tranh của hàng XK Việt Nam. Trong khi, những thông tin này là rất quan trọng, đặc biệt với những thị trường XK khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản”, ông Claudio Dordi khẳng định.
Còn theo ông Phan Thế Ruệ, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định đối tác toàn diện Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), rào cản thương mại ngày càng đa dạng, được các nước đối tác ký hiệp định thương mại đưa ra như các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; dư lượng kháng sinh với hàng nông, thủy sản; có thể áp vào bán phá giá… Chính vì vậy, nguy cơ Việt Nam phải đối mặt với hàng trăm vụ kiện mỗi năm, tranh chấp thương mại và con số các vụ kiện sẽ ngày càng tăng.
Một nguyên nhân khác được ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, Hội doanh nghiệp Trẻ TP.HCM, đưa ra là các DN hiện rất lơ mơ về các rào cản thương mại. Trên thực tế, các doanh nghiệp gặp nhiều bỡ ngỡ trong việc tiếp cận thông tin pháp luật thương mại của các nước. Cùng đó, các doanh nghiệp và Hiệp hội hầu như chưa được tham gia nhiều trong việc xây dựng chính sách cũng như đàm phán về thương mại nên khi thực thi các cam kết đó, doanh nghiệp dễ gặp phải các rào cản...
Ngoài ra, thách thức của doanh nghiệp Việt Nam còn là việc nhập khẩu nguyên liệu lớn, quy mô sản xuất nhỏ, xuất khẩu chủ yếu là hàng sơ chế hoặc hàng thô, chưa có thương hiệu. Các vụ kiện, tranh chấp thương mại lại ngày một gia tăng.
Hiện kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam (dệt may, da giày, gỗ…) sang EU đang tăng cao, nhưng DN Việt Nam đang gặp khó khăn do thiếu kiến thức về các yêu cầu của các nhà XK. Hay với Hiệp định thương mại Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), dệt may được hưởng thuế suất 0% với điều kiện phải thực hiện quy tắc xuất xứ 2 công đoạn (công đoạn sợi - vải và công đoạn xe sợi - nhuộm – may). Tuy nhiên, doanh nghiệp khó đáp ứng được yêu cầu của các nhà nhập khẩu và tận dụng cơ hội từ tự do hóa thương mại..
Cuối Hội thảo, EuroCham đã tiến hành lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với EcomViet về các hoạt động hợp tác với Trung tâm thông tin thương mại châu Âu trong khuôn khổ dự án của EuroCham.
Tổng hợp từ nhiều nguồn
Các tin khác
Xem tin theo ngày