Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 21.365.821
Truy cập hiện tại 3.228
Giúp doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu kỹ hơn thị trường Nhật Bản
Ngày cập nhật 30/06/2009

Theo ông Ken Arakawa, chuyên gia của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) sẽ giúp doanh nghiệp (DN) học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ thị trường Nhật Bản để tạo cơ sở cho tăng trưởng thương mại trong tương lai.

Thưa ông, Thượng viện Nhật Bản vừa thông qua VJEPA. Sau khi Hiệp định này được thực thi thì DN Việt Nam sẽ tìm thêm được cơ hội nào tại thị trường Nhật Bản?
DN Việt Nam cần xuất khẩu sang Nhật Bản những sản phẩm mà người Nhật muốn mua. Cảm quan tiêu dùng của người Nhật và người Việt khác nhau, nên các DN cần tìm hiểu kỹ thị trường. Nói chung, các bạn có rất nhiều cơ hội để xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Trước mắt, các sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, gia công... sẽ tìm được lợi thế tại thị trường Nhật Bản khi được hưởng những ưu đãi thuế quan.

Ông có thể nêu cụ thể một số mặt hàng mà DN Việt Nam có thể tăng xuất khẩu vào Nhật Bản sau khi VJEPA được thực hiện?
Những mặt hàng mà DN Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật Bản là cà phê, đậu tương, bạch tuộc, cá hồi...
Điều quan trọng mà tôi muốn nói là DN Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể tăng xuất khẩu vào Nhật Bản.

Nghĩa là chất lượng sản phẩm của DN Việt Nam vẫn chưa cao khi xuất khẩu vào thị trường này, thưa ông?
Các bạn cần nhớ rằng, thị trường Nhật Bản đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm, bởi ngay tại đất nước chúng tôi, các DN sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng rất cao. Đơn cử, các bạn có nhiều dưa hấu, nhưng quả có quá nhiều hạt và hạt rất to, trong khi Nhật Bản có nhiều loại dưa hấu rất ngon mà thậm chí không có hạt. Ngay cả gạo cũng vậy: Việt Nam có bao nhiêu loại gạo ngon để đưa vào được Nhật Bản, trong khi đất nước chúng tôi có rất nhiều loại gạo rất ngon và được người dân ưa chuộng?
Điều tôi muốn nói ở đây là, các bạn cần phải nghiên cứu để có được các sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với thị trường Nhật Bản. Đây vốn là điểm hạn chế của DN Việt Nam và cần phải khắc phục.

Có vẻ sẽ không có sự tăng xuất khẩu đột biến từ Việt Nam vào Nhật Bản sau khi VJEPA được thực thi, thưa ông?
Các bạn đừng chỉ nhìn vào kết quả của việc giảm thuế quan của Hiệp định cũng như khả năng tăng xuất khẩu trước mắt. Tôi cho rằng, với việc giảm thuế quan, DN có khả năng tăng xuất khẩu vào Nhật Bản, nhưng sẽ không có sự tăng trưởng đột biến.

Tuy nhiên, cần nhìn Hiệp định này ở phương diện lớn hơn, đó là những cơ hội để giao lưu với Nhật Bản thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam do Nhật Bản hỗ trợ. Khi con người được giao lưu thì sẽ tạo ra sự vận động và cọ xát. Các DN sẽ tới Nhật Bản nhiều hơn và sẽ nghiên cứu được kỹ hơn thị trường này, tìm ra đặc tính của thị trường để có được những sản phẩm xuất khẩu phù hợp. Theo tôi, đây mới là điểm được lớn nhất của Hiệp định.

Tôi xin nhắc lại rằng, sự học hỏi sẽ khiến DN tăng cường nghiên cứu thị trường, tạo ra những sản phẩm độc đáo để phục vụ thị trường. Đó mới là điều lớn lao mà các bạn cần hướng tới.

Thưa ông, các DN Nhật Bản có lo ngại phải cạnh tranh với DN Việt Nam ngay trên thị trường nội địa, khi nhiều mặt hàng của Việt Nam được giảm thuế xuất khẩu vào Nhật Bản?
Tôi phải rất xin lỗi khi nói rằng, các DN Nhật Bản không lo phải cạnh tranh với DN Việt Nam trên thị trường nội địa.

Theo Báo điện tử Đầu tư
Các tin khác
Xem tin theo ngày