Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 21.367.414
Truy cập hiện tại 3.942
Mục tiêu và định hướng phát triển thương mại – dịch vụ giai đoạn 2006 – 2010
Ngày cập nhật 17/07/2009
Chợ Đông Ba

I. MỤC TIÊU

-        Phát triển thị trường thành thị theo hướng văn minh hiện đại, củng cố và mở rộng mạng lưới Thương mại dịch vụ ở thị trường nông thôn. Thông qua việc tổ chức tốt thị trường và lưu thông hàng hoá, làm cho Thương mại dịch vụ thực sự là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần chuyển dịch cơ cấu, tăng dần tỷ trọng thương mại dịch vụ. Phấn đấu đưa tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ xã hội và doanh thu dịch vụ tăng bình quân thời kỳ 2006 - 2010 từ 15 - 16%, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân thời kỳ 2006 - 2010 là 38-42%/năm, kim ngạch nhập khẩu tăng 16 - 19%/năm.

-        Phát triển hệ thống cơ sở vật chất- kỹ thuật, từng bước hiện đại hoá phương tiện hoạt động, đáp ứng yêu cầu kinh doanh ở mức cao hơn với chi phí lưu thông thấp nhất. Bên cạnh các trung tâm Thương mại, trung tâm Hội chợ triển lãm, siêu thị hiện đại, cần chú trọng phát triển hệ thống chợ, cửa hàng, nhất là chợ ở khu vực nông thôn.

-        Phát triển đa dạng các loại hình và phương thức Thương mại dịch vụ hiện đại như Thương mại điện tử, nhượng quyền kinh doanh, kinh doanh theo chuỗi, trung tâm đấu giá.

-        Hình thành và phát triển đội ngũ Thương nhân có kiến thức và kỹ năng quản trị kinh doanh hiện đại và chuyên nghiệp.

-        Đẩy mạnh quá trình hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế. Hỗ trợ các Doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh,xâm nhập, mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước, phát triển các loại hình dịch vụ mới. 

-        Nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn nhằm thực hiện chức năng định hướng thị trường,cải cách hành chính, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi chủ thể kinh doanh phát triển kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh theo kỷ cương, pháp luật.

II. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

1. Tổ chức lại các loại hình Thương mại dịch vụ gắn với thị trường:

a) Đối với các loại hình Thương mại dịch vụ truyền thống (theo NĐ 75/CP) như: bán xe có động cơ, xe mô tô, xe máy, bán buôn, bán lẻ các loại hàng hoá thiết yếu (xăng dầu, hàng may mặc, lương thực thực phẩm,...) trên cơ sở rà soát đánh giá lại để có qui hoạch phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Khuyến khích hình thành các đại lý phân phối lớn, có đủ sức chi phối toàn vùng.

- Củng cố hệ thống Thương mại dịch vụ ở thành thị, đảm bảo bán sản phẩm Công nghiệp và mua gom nông sản. Mở rộng trao đổi hàng hoá trong và ngoài Tỉnh, thiết lập các kênh lưu thông hàng hoá thông suốt từ trung tâm của Tỉnh xuống các Huyện, xã và cụm Xã.

b) Đối với các loại hình Thương mại dịch vụ mới; tập trung xây dựng và phát triển các loại hình Dịch vụ như:

- Dịch vụ về xúc tiến thương mại: quảng cáo Thương mại; khuyến mãi; trưng bày giới thiệu sản phẩm (hàng hoá, dịch vụ); hội chợ, triển lãm thương mại; thông tin thị trường, thăm dò thị trường, tiếp thị, dự báo thị trường, đàm phán ký kết hợp đồng và các dịch vụ cho các hoạt động Thương mại khác

- Dịch vụ trung gian Thương mại (đại diện cho thương nhân, môi giới Thương mại, uỷ thác bán hàng hoá, đại lý Thương mại….) 

- Dịch vụ logistics gồm: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.

- Các dịch vụ Thương mại khác như: dịch vụ quá cảnh hàng hoá, chuyển khẩu, lưu kho, cho thuê hàng hoá, nhượng quyền Thương mại, dịch vụ giám định, dịch vụ bán hàng tự động (bằng máy), dịch vụ bán hàng qua mạng internet…

c) Đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu có thế mạnh của tỉnh như: thuỷ sản, khoáng sản, lâm sản, sợi, thủ công mỹ nghệ...Nâng cao chất lượng, tăng tỷ lệ xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến, vận dụng tối đa các chính sách của nhà nước để hỗ trợ xuất nhập khẩu. Chủ động tìm kiếm thị trường, duy trì và phát triển các thị trường truyền thống EU, Hoa Kỳ, Nhất Bản, Trung Quốc, ASEAN, quan tâm đúng mức ngoại thương với CHDCND Lào, Thái Lan, và Liên Bang Nga. Thúc đẩy phát triển xuất khẩu lao động, chú trọng thị trường cần lao động có trình độ.

- Phát huy thế mạnh về du lịch, phát triển các dịch vụ, loại hình thương mại dịch vụ phục vụ du lịch nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu tại chỗ như: bán hàng lưu niệm, tranh thêu, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc, ẩm thực Huế.

d) Xây dựng kết cấu hạ tầng Thương mại dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động Thương mại dịch vụ phát triển, nhằm đáp ứng yêu cầu làm cầu nối cho phát triển sản xuất như hệ thống kho tàng, chợ, siêu thị, trung tâm Thương mại, trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế, hệ thống giao thông (đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không), hệ thống phân phối xăng dầu...

2. Tổ chức các loại hình Thương mại dịch vụ gắn với các địa bàn:

            a)  Khu vực Thành phố Huế: Xây dựng Thành phố Huế thành trung tâm đầu mối điều phối, liên kết các hoạt động Thương mại dịch vụ của Tỉnh Thừa Thiên Huế với các tỉnh trong khu vực và quốc tế, đặc biệt với các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung và cả nước; trung tâm xuất nhập khẩu, bán buôn phát luồng hàng trong và ngoài Tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạo điều kiện để phát triển các ngành thương mại dịch vụ chất lượng cao, hệ thống phân phối hiện đại gồm: các trung tâm thương mại, trung tâm hội chợ, triễn lãm, siêu thị, các loại cửa hàng tiến bộ (cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh...) thuộc nhiều loại hình doanh nghiệp tham gia phân phối.

            - Khuyến khích các doanh nghiệp phân phối phát triễn hệ thống và liên kết chuỗi (chuỗi siêu thị, chuỗi trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện lợi...

            - Cải tạo, nâng cấp các chợ hiện có như: chợ Đông ba đạt tiêu chuẩn chợ loại 1 phục vụ văn minh hiện đại. Chợ An cựu đạt tiêu chuẩn chợ loại 1, Bến ngự thành chợ loại 2; xây dựng chợ đầu mối Phú hậu, sắp xếp các chợ dân sinh (phường, liên phường) từng bước chuyển hoá các chợ dân sinh nhỏ ở nội thành thành các siêu thị, cửa hàng tiện lợi...Hạn chế xây dựng mới các chợ nội thành, đầu tư nâng cấp cải tạo các chợ đã xuống cấp, di dời giải toả chợ tự phát lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.

         - Phát triển thí điểm một số mô hình tổ chức giao dịch, mua bán qua Internet (nhà phân phối trung gian, “siêu thị ảo”, “chợ ảo”) với các phương thức B2B, B2C và C2C; tiếp cận từng bước để dần hình thành các loại hình tổ chức mua bán hàng hoá dựa trên cơ sở của thương mại điện tử.

          - Từng bước xây dựng các siêu thị, trung tâm mua sắm, tổng kho bán buôn phát luồng hàng cho các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi và cho mạng lưới bán lẻ ở các vùng phụ cận. Hình thành các sàn giao dịch hiện đại ở các khu vực vành đai thành phố Huế.

             b) Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô: Phát triển nhanh hệ thống Thương mại dịch vụ ở Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, trở thành đầu mối giao lưu hàng hoá với các thành phố lớn, các Tỉnh có cảng biển trong nước và quốc tế (thông qua cảng); với Lào, Thái Lan trong tuyến hành lang kinh tế Đông Tây và các khu vực phụ cận.

         - Tổ chức phát triển các loại hình Thương mại dịch vụ như: siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối nguyên liệu của vùng kinh tế trọng điểm Miền trung -Tây nguyên

           - Từng bước xây dựng hệ thống logistics gồm các trung tâm kho vận, kho bán buôn xăng dầu, dịch vụ xuất nhập khẩu, các trung tâm phân phối công nghệ kỹ thuật hiện đại.... phục vụ phát triển hàng xuất khẩu.

c) Khu vực thị xã, thị trấn, huyện lỵ: Hình thành Trung tâm Thương mại dịch vụ gắn với các khu công nghiệp như: Trung tâm Thương mại dịch vụ có qui mô vừa ở Phú Bài (Hương thuỷ), Tứ Hạ (Hương trà), Sịa (Quảng điền), Phò trạch (Phong điền), Phú đa (Phú vang). Phát triển hệ thống phân phối kết hợp giữa truyền thống với hiện đại như: Trung tâm Thương mại qui mô vừa; siêu thị, các cửa hàng tự chọn, kho hàng, trung tâm logistics qui mô vừa, trong đó có cả các loại hình là chuỗi kéo dài của các nhà phân phối lớn ở trung tâm thành phố Huế và Chân mây – Lăng cô

           - Cải tạo và xây dựng mới mạng lưới chợ theo 3 hướng: Nâng cấp chợ trung tâm khang trang và tương đối hiện đại; chuyển hoá thành các siêu thị bán buôn và bán lẻ; xây dựng mới chợ đầu mối khu vực. Thu hút các cửa hàng bán lẻ độc lập và truyền thống, các hộ kinh doanh cá thể vào chuỗi cửa hàng tiện lợi.

            - Phát triển các khu vực thương mại dịch vụ liên xã ở các huyện như Bình điền (Hương Trà), Điền lộc (Phong điền), Thuận an ( Phú vang), Quảng thành (Quảng điền), Lăng cô (Phú lộc)...

           - Từng bước liên kết một số cửa hàng bán lẻ độc lập và truyền thống, các hộ kinh doanh Thương mại dịch vụ  cá thể vào chuỗi kéo dài của các siêu thị, cửa hàng tiện lợi từ các khu vực trung tâm huyện, thành phố Huế. Khuyến khích thương nhân kinh doanh cửa hàng xăng dầu phát triển thành các cửa hàng tiện lợi.

           - Vào giai đoạn 2006-2010 bên cạnh phát triển chợ; hệ thống cửa hàng tiện lợi, có thể xây dựng một số siêu thị tổng hợp qui mô vừa.

              d) Đối với khu vực hai huyện miền núi Nam Đông, A Lưới: Trên địa bàn này, hệ thống chợ, mạng lưới cửa hàng truyền thống và đại lý vẫn là kênh phân phối hàng hoá chủ yếu. Trong giai đoạn 2006-2010 cần tập trung xây dựng, nâng cấp chợ thị trấn thành chợ trung tâm thực hiện bán buôn, bán lẻ, đồng thời phát triển siêu thị và cửa hàng tiện ích có qui mô phù hợp.

           - Phát triển khu Thương mại Dịch vụ ở cửa khẩu Hồng Vân-Cu Tai và AĐớt-Tà voòng bao gồm: chợ biên giới, cửa hàng kinh doanh miễn thuế, kho bãi tập kết hàng hoá chờ nhập khẩu phù hợp với quá trình phát triển Thương mại Dịch vụ, giao lưu hàng hoá và qui hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.

           - Tại các trung tâm xã hoặc cụm xã, bên cạnh chợ cần qui tụ và bố trí các cửa hàng mua bán, các đại lý kinh doanh.

 

Theo Sở Công thương Thừa Thiên Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày