Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 21.456.301
Truy cập hiện tại 9.472
Ngoại giao kinh tế trong hoạt động đối ngoại
Ngày cập nhật 14/07/2008
Được giao nhiệm vụ tham gia đoàn báo chí tháp tùng Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng trong chuyến thăm chính thức ba nước Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, từ ngày 9 đến17-6-2008, chúng tôi nhận thấy những bước tiến mới trong công tác đối ngoại nói chung và ngoại giao kinh tế nói riêng của Đảng và Nhà nước ta. Xin nêu ba nội dung chính ghi nhận được sau chuyến công tác đó:

 

Một là, lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta luôn luôn quán triệt và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng hiện nay, trong đó có công tác đối ngoại.

Các nhà lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội ở ba nước Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển đều nhất trí cao với Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng về nhận định: Quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống vốn có suốt mấy chục năm qua giữa hai bên là tài sản vô cùng quý báu, cần trân trọng giữ gìn và vun đắp để ngày càng tốt đẹp hơn. Đặc biệt, phía bạn đã dành sự tiếp xúc ở cấp cao nhẩt, như bố trí để Phó Thủ tướng chào xã giao Nữ hoàng Đan Mạch Margrethe đệ Nhị và Tổng thống Phần Lan Tarja Halonen, và các nhà lãnh đạo cao nhất đó  của nước bạn đều vui mừng nhận định rằng, quan hệ hai nước đang ở bước phát triển tốt đẹp nhất từ trước đến nay và nhiệt liệt hoann nghênh chuyến thăm chính thức của đoàn cấp cao Việt Nam.

Cũng trong các cuộc tiếp xúc làm việc, thăm các tập đoàn kinh tế và diễn đàn doanh nghiệp, mỗi khi có điều kiện, Phó Thủ tướng nhấn mạnh khát vọnh hòa bình của Chính phủ và nhân dân Việt Nam sau mấy chục năm gian khổ, đau thương và thiệt thòi do bị chiến tranh tàn phá; môi trường hòa bình, ổn định và sự đồng thuận rất cao của cả đan tộc Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới đã cơ bản chuyển đổi thành công từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh tế thế giới. Đặc biệt, sức thuyết phục về hình ảnh Việt Nam sau 20 năm đổi mới đã cơ bản chuyển đổi thành công từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; những khó khăn hiện nay không thể làm giảm sức hấp dẫn và hiệu quả của môi trường đầu tư ở Việt Nam, bởi quyết tâm những chủ trương và giải pháp hợp lý trong chống lạm phát, bảo đảm xu thế ổn định, phát triển bền vững trong trung và dài hạn.

 

Hai là, thế và lực của đất nước dân tộc luôn luôn là cơ sở, điều kiện quan trọng cho hoạt động ngoại giao kinh tế.

Là thành viên không thường trực HĐBALHQ, tháng 7 này Việt Nam lại giữ cương vị Chủ tịch luân phiên của HĐBA, đồng thời nước ta chính thức là thành viên WTO hơn một năm qua, có vai trò quan trọng trong ASEAN và nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế khác... Trong lĩnh vực thời sự nóng bỏng là khủng hoảng thiếu lương thực toàn cầu, Việt Nam thể hiện rõ ưu thế và tinh thần trách nhiệm cao, không vụ lợi trong chủ trương và hành động đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu lương thực, tích cực tham gia giải quyết tình trạnh mất cân đối cung-cầu lương thực thế giới. Hơn thế nữa, nếu xét những lợi thế về địa-kinh tế và địa-chính trị của nước ta trong xu thế toàn cầu hóa thì hậu thuẫn trong ngoại giao kinh tế ngày càng thêm vững mạnh.

 

Ba là, chuyến thăm được thực hiện trên cơ sở chủ trương đúng đắn, mục tiêu hợp lý, nội dung được chuấn bị chu đáo, phương pháp làm việc khoa học.

Về chủ trương, chúng tôi nhận thức được rằng: Lãnh đạo Đảng Nhà nước ta vừa vun đắp, phát huy quan hệ hữu nghị, hợp tác, giúp đỡ vốn có để tranh thủ sự tài trợ của các nước giàu và phát triển, có nguồn lực tài chính dội dào, vừa xác định và ứng xử phù hợp quy luạt tất yếu, phổ biển trong quan hệ kinh tế đối ngoại hiện nay là đối tác bình đẳng cùng có lợi. Do đó đã làm sáng tỏ trước các nhà lãnh đạo và giới doanh nhân nước bạn về sự cần thiết và lợi ích phát triển quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với Việt Nam.

Mục tiêu của chuyến thăm được xác định rõ, nhằm nâng cao hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp vốn có, trong đó nhấn mạnh khoa học-công nghệ của các nước phát triển mà nướoc ta đang hết sức cần đến như: Chống biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tiết kiệm năng lượng, ứng dụng công nghệ sạch, hợp tác về giáo dục-đào tạo...

Nội dung chương trình được chuẩn bị kỹ lưỡng trong thời gian khoảng sáu tháng (kể từ khi nhận lời mời của Chính phủ nước bạn), cho nên cả bốn hiệp định liên chính phủ đều được ký đúng như dự kiến, bên cạnh đó là lý một số hợp đồng kinh tế, biên bản ghi nhớ giữa các nghành, các doanh nghiệp nước ta với nước bạn. Thực hiện tinh thần phấn đấu tích cực, ngay cả trong những vấn đề biết rằng không mấy thuận lợi hoặc chưa hoàn tất ngay được, như đề nghị EU tiếp tục áp dụng. Quy chế thuế quan phổ cập đối với mặt hàng giầy mũ da xuất khẩu của Việt Nam vầ ủng hộ Việt Nam sớm được EC trao Quy chế kinh tế thị trường (để được hưởng đầy đủ các quyền lợi của một thành viên WTO), Phó Thủ tướng cũng đã thuyết  phục có hiệu quả, Chính phủ ở cả ba nước để khẳng định sự ủng hộ đê nghị nêu trên.

Chúng tôi thấy trong các cuộc Hội thảo bàn tròn với các tập đoàn kinh tế hàng đầu và Diễn đàn Doanh nghiệp do VCCI cùng các đồng nghiệp ở ba nước nêu trên phối hợp tổ chức, hàng trăm doanh nghiệp tầm cỡ toàn cầu chăm chú lắng nghe ý kiến của đoàn Đại biếu Chính phủ Việt Nam. Nhiều người nói rằng, họ cảm thấy ý chí đầu tư ở Việt Nam được nâng cao thêm nhiều lần, bởi vì những lời hiệu triệu và cam kết của Chính phủ Việt Nam là luôn trân trọng và phục vụ tốt cộng đồng doanh nghiệp...

Trong lực lượng tham gia phát triển quan hệ kinh tế, thương mại đầu tư giữa Việt nam với các nước nêu trên có vai trò tích cực của Việt kiều và cả những chàng rể, nàng dâu là người nước sở tại cùng các con, cháu của họ. Phó Thủ tướng đã trao đổi ý kiến, trả lời nghiêm túc, đầy đủ các câu hỏi, giải đáp những điều còn băn khoăn, tiếp thu những ý kiến đóng góp của cộng đồng Việt kiều đồng thời động viên đồng bào tích cực đóng góp quan hệ hữu nghị hợp tác giữa nước nhà và nước sở tại.

Bên cạnh việc hoàn thành những mục tiêu đã đề ra, chuyến thăm còn đạt mốt số kết quả vượt dự kiến như: Ngay trong cuộc Hội đàm giữa hai bên, Chính phủ Đan Mạch thông báo chính thức thông qua khoản viện trợ mới 40 triệu USD để Việt Nam xây dựng và thực hiện Chương trình Quốc gia về vấn đề biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng: Đan Mạch chọn Việt Nam là nước duy nhất ở Châu Á xây dựng Chương trình thí điểm hợp tác nghiên cứu khoa học-công nghệ; Phần Lan xếp Việt Nam là một trong tám nước đối tác dài hạn về hợp tác phát triển... Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo ở cả ba nước Bắc Âu nêu trên đều nhất trí với nhận định của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng rằng: So với quan hệ hữu nghị truyền thống rất tốt đẹp và so với tiềm năng thì quy mô quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư đều chưa tương xứng, do đó cần tạo nên bước phát triển vượt bậc trong thời gian từ nay đến năm 2010.

Quan hệ kinh tế chưa tương xứng đúng là một thực tế, nhưng việc chỉ ra bất cập đó và quyết tâm cao, tìm ra những giải pháp tạo bước phát triển mới thì lại là sự chuẩn bị cho thành công.

www.mofa.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày