Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 21.451.947
Truy cập hiện tại 7.603
Ngoại giao phục vụ kinh tế & Kinh tế Đối ngoại: Chớ hiểu nhầm
Ngày cập nhật 21/04/2008

Dưới đây là cuộc phỏng vấn giữa Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Đoàn Xuân Hưng và phóng viên của Báo Thế Giới & VIệt Nam xung quanh vấn đề này:


Ngoại giao kinh tế đóng vai trò quan trọng, mang lại hiệu quả lớn cho các hoạt động kinh tế đối ngoại năm vừa qua. Thưa ông, năm 2007 đã qua đi. Ông còn những điều gì muốn nói về năm của ngoại giao phục vụ kinh tế?

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm và Thứ trưởng Vũ Dũng đã có các đánh giá rất tổng hợp về công tác Ngoại giao kinh tế năm 2007. Là những người được phân công thực hiện trực tiếp, nhân dịp này, tôi muốn trao đổi thêm để cùng hiểu rõ hơn về ngoại giao phục vụ kinh tế (NGKT) và kinh tế đối ngoại (KTĐN), tránh sự nhầm lẫn hai khái niệm này. Công tác KTĐN do rất nhiều Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo và thực hiện, trong đó Bộ Ngoại giao có vai trò hỗ trợ nhiều cho các cơ quan và địa phương khác chứ không dẫm chân lên hoạt động của họ.

Khái niệm về NGKT lại rộng hơn rất nhiều, và tất nhiên không chỉ có BNG làm. Chúng ta tận dụng những thuận lợi và mặt mạnh của ngoại giao để hỗ trợ cho sự tăng trưởng KTĐN, của sự phát triển đất nước. KTĐN còn tính được FDI, ODA… năm nay bao nhiêu, chứ môi trường thuận lợi có ý nghĩa thế nào trong sự phát triển kinh tế đất nước thì khó cân đo đong đếm được, nhưng rất quan trọng. Ví dụ: Việt Nam và Mỹ ký kết Hiệp định thương mại song phương, nhưng nếu quan hệ Quốc hội hai bên chưa tốt, không phê chuẩn hiệp định đó, thì dù hiệp định có nội dung rất tốt nhưng cũng sẽ không triển khai được. Điều then chốt nhất của Ngoại giao là làm sao tạo được môi trường, mối quan hệ với các nước khác, gây dựng sự thân thiện và lòng tin đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho sự hoạt động của các bộ ngành khác, phát triển kinh tế, hội nhập sâu rộng với quốc tế. Bởi giờ đây, bất cứ sự biến động lớn nhỏ nào của kinh tế quốc tế cũng sẽ tác động đến Việt Nam.

Vai trò quan trọng không kém của NGKT là công tác tham mưu. Thế mạnh của BNG là có hơn 80 cơ quan đại diện ở ngoài nước, trong tương lai có thể tới và vượt con số 100. Đây cũng là một kênh giúp tham mưu tình hình kinh tế thế giới, khu vực, cũng như các địa bàn cụ thể. Chẳng hạn như giá dầu tăng, hay bất kỳ một sự kiện gì đó diễn ra tác động tới thế giới và khu vực cũng sẽ tác động đến ta, cần phải quan sát, thấy được xu hướng của thị trường quốc tế. Tiềm năng của hàng nông sản Việt Nam lớn, như gạo, cà phê…, sản xuất nhiều nhưng bán chưa tốt, Bộ Ngoại giao và các cơ quan khác phải tham mưu cho các cơ quan hữu quan và cả các doanh nghiệp về tình hình, thị trường, giá cả, khi nào nên bán, bán ở đâu, giá thế nào…

Một công tác rất quan trọng của NGKT là phối hợp cùng các bộ, ngành, các địa phương xúc tiến các hoạt động về KTĐN, tranh thủ đầu tư, vận động ODA, xuất nhập khẩu, thu hút du lịch… Đây là những mảng cụ thể, hỗ trợ trực tiếp và đắc lực nhất cho kinh tế đối ngoại. Bên cạnh đó, là qua các diễn đàn, các tổ chức khu vực, các cơ chế hợp tác quốc tế để tranh thủ tốt nhất cho sự phát triển trong nước như WTO, APEC, IMF, Tam giác phát triển, Tiểu vùng Mekong mở rộng, và các nơi khác để tạo thuận lợi cho nước mình...

Tiếp theo là vận động cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Trước hết họ là một bộ phận không tách rời của dân tộc. Thứ hai, nếu 3 triệu Việt kiều đều được bảo hộ, giúp đỡ, hòa nhập tốt vào các địa phương nơi họ sinh sống hoặc làm việc thì họ chính là những cầu nối rất tốt kết nối sự hợp tác của các nước... Họ sẽ đem tri thức của mình ra phục vụ đất nước. Không những thế, lượng kiều hối năm vừa qua của họ rất lớn, gần chục tỷ USD, chiếm 1/10 GDP của Việt Nam.

Tóm lại, NGKT là lĩnh vực rất lớn, có ý nghĩa quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển kinh tế đối ngoại nói riêng và đất nước nói chung. Nếu như nhìn theo cách như vậy, năm vừa rồi chúng ta đã làm được rất nhiều việc gắn kết tốt chính trị đối ngoại, kinh tế đối ngoại qua các chuyến thăm cấp cao, đã đạt được những thứ rất đáng kể. Nét nổi bật hiện nay là tất cả các nước đều coi trọng NGKT. Vì thế, Ngoại giao Việt Nam cũng không thể đứng ngoài.

Vậy ý tưởng hay kế hoạch thúc đẩy hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế trong thời gian tới là gì?

Sắp tới Bộ Ngoại giao sẽ tổ chức tổng kết năm hoạt động NGKT theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, đồng thời sẽ đưa ra những kinh nghiệm, kế hoạch của năm 2008. Theo tôi, cần làm tốt các việc:Một là, tiếp tục gắn kết chính trị với kinh tế đối ngoại, phục vụ chu đáo và tổ chức bài bản, đem lại những kết quả tốt nhất trong các hoạt động cấp cao nhằm mở rộng và tạo ra những mối quan hệ ngày càng sâu sắc với các đối tác chính của VN.

Hai là, cần nhiều biện pháp tham mưu, nhiều kênh tổ chức lại hệ thống thông tin hơn. Bên cạnh đó, có thể tham mưu cho Đảng và Nhà nước rất nhiều những lĩnh vực, hoạch định những chính sách kinh tế cũng như về KTĐN.

2008 được coi là Năm Du lịch Việt Nam và cũng như đối với các ngành khác, Bộ Ngoại giao sẽ có sự hỗ trợ tối đa cho Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch tổ chức Năm Du lịch Việt Nam. Chúng tôi đang hình dung tổ chức tất cả các hoạt động của mình sao cho thật tốt để phục vụ hiệu quả năm quan trọng này. Trong đó, sẽ tổ chức những hoạt động về quảng bá hình ảnh quốc gia, những ngày Việt Nam ở nước ngoài, văn hóa Việt Nam, duyên dáng Việt Nam…, tổ chức sự kiện trong và ngoài nước, để làm sao thu hút được du khách càng nhiều càng tốt.

Thứ tư, định hướng cho năm tới, rút kinh nghiệm những năm vừa rồi để có cơ chế ngày càng mạch lạc trong việc đôn đốc triển khai những thỏa thuận, hiệp định mà chúng ta đã đạt được với các nước trong thời gian qua. Chúng ta ký kết rất nhiều, thỏa thuận rất nhiều, nhưng nếu ký kết thỏa thuận rồi để đấy thôi thì hiệu quả rất hạn chế.

Tiếp theo, hỗ trợ hơn nữa với các địa phương của ta tăng cường hợp tác với các địa phương nước bạn. Năm ngoái có tổ chức hợp tác với các tỉnh biên giới phía Trung Quốc. Năm tới có thể chúng ta sẽ đạt được những thỏa thuận tiếp theo, có thể là thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ta với Lào, Campuchia… Đó là những điểm nhấn trong việc chúng ta đã và đang thực hiện.

Cuối cùng, ngành Ngoại giao sẽ hỗ trợ tối đa và sát cánh cùng các Bộ, ngành để tiếp tục tranh thủ làn sóng đầu tư mới theo đúng hướng và kịp thời, tránh tình trạng đầu tư vào nhiều nhưng chuẩn bị không kịp.

Xin cảm ơn ông!

Báo Thế giới & Việt Nam
Các tin khác
Xem tin theo ngày