Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 21.455.152
Truy cập hiện tại 9.003
Bảy biện pháp thúc đẩy ngoại giao phục vụ kinh tế
Ngày cập nhật 27/02/2008

Để làm tốt công tác ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế nói chung và triển khai có hiệu quả Nghị định 08/CP của Chính phủ, đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm cao từ phía Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện (CQĐD). Bên cạnh đó, là sự phối hợp, hỗ trợ tích cực từ phía các bộ, ngành, địa phương, các Hiệp hội DN, Hiệp hội ngành hàng và bản thân các DN.

Từ góc độ của ngành Ngoại giao, xin đề xuất những nhóm giải pháp chủ yếu sau: 

Thứ nhất, tiếp tục củng cố bộ máy tổ chức và sự phối hợp trong các CQĐD. Các đồng chí Trưởng CQĐD phải trực tiếp tham gia và chỉ đạo công tác Ngoại giao phục vụ kinh tế. Các CQĐD nhỏ phải có cán bộ chuyên trách về kinh tế. Các CQĐD có từ 7 cán bộ ngoại giao trở lên thành lập Tổ kinh tế đối ngoại, bao gồm bộ phận thương vụ, lao động, đầu tư.

Thứ hai, tiếp tục hoàn chỉnh và củng cố tổ chức bộ máy phục vụ kinh tế trong Bộ. Phân công rõ chức năng nhiệm vụ về hỗ trợ và tham gia các hoạt động phục vụ phát triển kinh tế cho CQĐD. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các Vụ khu vực và các đơn vị chức năng trong Bộ Ngoại giao trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ và phối hợp trong - ngoài cho các CQĐD cũng như trong việc thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao phục vụ kinh tế.

 

Thứ ba, coi công tác cán bộ là bước đột phá trong việc tạo chuyển biến mới trong nhiệm vụ phục vụ phát triển kinh tế. Tăng cường năng lực cho cán bộ thông qua đào tạo, đào tạo lại, nâng cao kiến thức về kinh tế, và các kỹ năng, nghiệp vụ.

 

Thứ tư, thúc đẩy việc xây dựng và đưa vào hoạt động Quỹ Hỗ trợ Ngoại giao phục vụ kinh tế.

 

Thứ năm, xây dựng cơ chế phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và DN triển khai Nghị định 08, trong đó: Xây dựng các Thoả thuận Hợp tác giữa Bộ Ngoại giao với một số bộ, ngành (các bộ KH- ĐT, Thương mại, LĐ-TB-XH, Tổng cục Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thuỷ sản, Khoa học và Công nghệ, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN) để tổ chức triển khai Nghị định 08 của Chính phủ và thực hiện các nhiệm vụ Ngoại giao phục vụ kinh tế theo hướng cụ thể hoá và thể chế hoá các cơ chế phối hợp, phân công trách nhiệm, nghĩa vụ, xác định cơ quan đầu mối. Triển khai Hợp tác giữa Bộ Ngoại giao với tỉnh Hà Nam, Thanh Hoá và Khánh Hoà trên cơ sở đó rút kinh nghiệm để nhân rộng với các địa phương khác.

 

Thứ sáu, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của CQĐD. Nghiên cứu và xây dựng các trang web cho các CQĐD với nội dung thống nhất, hướng vào việc tuyên truyền đối ngoại và phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế. Tăng cường Trung tâm kinh tế dối ngoại của Bộ, đóng vai trò đầu mối thông tin, hỗ trợ và hợp tác giữa Bộ Ngoại giao, các CQĐD với DN, đi cùng với thiết lập cơ chế hợp tác với Trung tâm dịch vụ kinh tế đối ngoại của Sở Ngoại vụ TP HCM, vàPhòng Thương mại và Công nghiệp VN. Tăng cường các hình thức đặt hàng để gắn kết trách nhiệm và quyền lợi sử dụng thông tin, nhất là trong mối quan hệ hợp tác giữa Bộ Ngoại giao, các CQĐD với các đối tượng được phục vụ; các tổ chức xúc tiến kinh tế đối ngoại, các DN và địa phương.

 

Thứ bảy, xem xét cải tiến và hoàn thiện công tác theo dõi thi đua và khen thưởng trong công tác ngoại giao phục vụ kinh tế, kết hợp hài hoà giữa khen thưởng tinh thần và vật chất, tạo nên sự động viên kịp thời và thích đáng cho cán bộ nhân viên ngành ngoại giao và CQĐD góp phần tăng cường và thúc đẩy công tác ngoại giao phục vụ kinh tế./.

Quyền Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế Bộ Ngoại giao Trần Tuấn Anh
Các tin khác
Xem tin theo ngày