Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 21.364.234
Truy cập hiện tại 2.584
Các nước TPP bàn về quy tắc xuất xứ cộng gộp trong phiên đàm phán thứ 19 TPP
Ngày cập nhật 02/10/2014

BANDAR SERI BEGAWAN, Brunei – Trong một cuộc phỏng vấn ngày 28/08 vừa qua, một quan chức thương mại Hoa Kỳ cho biết, Hoa Kỳ và tất cả các thành viên khác tham gia vào Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đồng ý rằng nguyên tắc cộng gộp xuất xứ nội vùng sẽ được áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa, kể cả những hàng hóa nhạy cảm mà các nước TPP có thể áp dụng thuế suất khác nhau cho hàng hóa nhập khẩu đến từ các nước khác nhau. 

Nguyên tắc cộng gộp cho phép các nước TPP tính gộp cả những nguyên liệu đến từ những nước TPP khác vào hàng hóa cuối cùng và vẫn được coi là sản phẩm nội vùng, bao gồm cả trường hợp hàng hóa đến từ một nước TPP được gia công thêm hoặc bổ sung thêm giá trị gia tăng ở một nước thứ hai. Trong TPP, điều này có thể bất hợp lý khi mà Hoa Kỳ đang đàm pháp mở cửa thị trường hàng hóa trên cơ sở song phương, có nghĩa là Hoa Kỳ cuối cùng có thể áp dụng các mức thuế quan khác nhau cho cùng một loại hàng hóa đến từ các quốc gia khác nhau. 

Tai Vòng đám phán TPP vào tháng 5 ở Peru, Hoa Kỳ đã để mở khả năng họ sẽ không áp dụng nguyên tắc cộng gộp cho những hàng hóa nhạy cảm. Nhưng, trong cuộc phỏng vấn lần này, vị quan chức thương mại đã khẳng định điều đó sẽ không xảy ra. “Chúng tôi hiện không có quan điểm đó, và các nước đều nhất trí rằng nguyên tắc cộng gộp sẽ được áp dụng cho mọi hàng hóa”, vị quan chức nói. 

Ý định này có thể sẽ gây trở ngại cho các nhà sản xuất đường và sữa tại Hoa Kỳ. Họ cho rằng nguyên tắc cộng gộp không nên được áp dụng đối với hàng hóa nhạy cảm mà Hoa Kỳ sẽ đàm phán những mức thuế quan khác nhau cho các nước TPP khác nhau. 

Ví dụ, chấp nhận nguyên tắc cộng gộp đối với sản phẩm sữa trong TPP có thể dẫn đến tình trạng một sản phẩm sữa có nguồn gốc ở New Zealand nhưng lại được sản xuất chủ yếu ở Malaysia có thể vẫn đáp ứng quy tắc xuất xứ TPP và do đó được nhập khẩu vào Hoa Kỳ theo mức thuế thấp của Malaysia. Điều này có thể tạo ra một dạng hệ thống “trục lợi thuế quan” mà khuyến khích các doanh nghiệp tìm cách đặt cơ sở sản xuất của họ ở những nước TPP mà có thuế quan thấp. 

Vị quan chức còn nói rằng cuộc tranh luận về nguyên tắc cộng gộp trong TPP hiện nay đang tập trung vào việc các nước sẽ giải quyết thế nào với tình trạng tồn tại các mức thuế quan khác nhau cho cùng một hàng hóa trong khi vẫn phải đảm bảo các nhượng bộ về tiếp cận thị trường của mỗi nước không bị suy giảm. Các nhà đàm phán đã bắt đầu trao đổi về phương pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề này nhưng vẫn chưa đi đến thống nhất. 

Vị quan chức cũng cho biết hiện đang có rất nhiều đề xuất khác nhau và nhấn mạnh rằng các nước TPP đã giải quyết vấn đề này theo nhiều cách khác nhau trong các hiệp định thương mại tự do trước đây của họ. Hoa Kỳ hiện vẫn chưa cố định một phương thức cụ thể nào và vẫn đang đánh giá thêm các đề xuất và trao đổi ý tưởng với các bên. 

Một trong những ý tưởng được các nhà đàm phán thảo luận trước đây là, nếu tồn tại hai mức thuế quan khác nhau cho các nước TPP đối với cùng một loại hàng hóa, thì sẽ áp dụng mức thuế cao hơn, một nguồn tin cho biết. Chẳng hạn như ví dụ trên, sản phẩm sữa của Malaysia với nguyên liệu từ New Zealand khi vào Hoa Kỳ sẽ bị đánh thuế theo mức thuế suất dành cho New Zealand. 

Một kiến giải khác đã được trao đổi một cách không chính thức là xây dựng một mức thuế quan tổng hợp dựa trên các mức thuế quan khác nhau theo nguồn gốc của nguyên liệu. Điều này có thể được thực hiện bằng việc tính trung bình hoặc sử dụng một công thức phức tạp hơn. Vị quan chức Hoa Kỳ không trả lời trực tiếp khi được hỏi liệu các nước TPP có đang thảo luận phương án này không. 

Vị quan chức cho rằng không quan trọng khi mà Hoa Kỳ đàm phán mở cửa thị trường hàng hóa dựa trên các đề xuất song phương, trong khi các nước khác lại đang đàm phán trên cơ sở một đề xuất đa phương, theo đó, đưa ra mức thuế quan như nhau cho tất cả các nước TPP. Một số nguồn doanh nghiệp đã phản đổi phương pháp này của Hoa Kỳ bởi nó có thể tạo ra một mê cung các thỏa thuận song phương mà có thể gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh trong khu vực TPP. 

Nhưng vị quan chức này lập luận là mặc dù các nước còn lại đàm phán dựa trên đề xuất đa phương thì khi thực hiện, các mức thuế quan vẫn có thể khác nhau cho các nước khác nhau, vì hiệp định sẽ không bắt đầu có hiệu lực đối với tất cả các nước TPP cùng một lúc. Điều này bởi vì thực tế là Quốc hội ở một số nước có thể sẽ mất nhiều thời gian trong việc phê chuẩn hiệp định TPP hơn các nước khác. 

“Các nước đều sẽ có những ngoại lệ của riêng mình, bất kể họ có bắt đầu với những đề xuất đa phương hay không” vị quan chức nói. “Điều này sẽ đòi hỏi các nước phải nỗ lực để vượt qua sự khác biệt, bất kể cách thức để đạt được nó như thế nào… Chúng ta đều đã biết tự thích nghi với những vấn đề như thế này từ lâu rồi”. 

Nguyên tắc cộng gộp là một trong các vấn đề được thảo luận trong cuộc họp về xuất xứ hàng hóa diễn ra từ ngày 23 đến ngày28 tháng 8 vừa qua, nguồn tin cho biết. Một tranh luận khác về hàm lượng không đáng kể (de minimis) của nguyên liệu không có xuất xứ có thể được sử dụng trong hàng hóa mà vẫn đáp ứng tiêu chuẩn được ưu đãi thuế quan theo TPP. Một nguồn tin cho biết, các nước TPP đồng ý rằng nên quy định một mức không đáng kể, nhưng Hoa Kỳ không muốn quy định này được áp dụng cho các hàng hóa nhạy cảm. Ví dụ, trong Hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ - Australia, phía Hoa Kỳ đã không áp dụng mức không đáng kể 10% cho các sản phẩm sữa vì lo ngại điều này có thể mở cửa cho sản phẩm sữa của Australia được sản xuất bằng nguyên liệu của New Zealand. 

Vấn đề thứ ba được thảo luận trong phiên họp về quy tắc xuất xứ là liệu TPP có nên chấp thuận cho các doanh nghiệp tự chứng nhận rằng họ đã đáp ứng quy tắc xuất xứ để được cắt giảm thuế quan không, hay doanh nghiệp phải xin giấy chứng nhận xuất xứ chính thức từ cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu.

 Nguồn: http://insidetrade.com

Dịch và biên tập: Trung tâm WTO - VCCI

Các tin khác
Xem tin theo ngày