Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 21.173.765
Truy cập hiện tại 470
Chương trình vận động viện trợ PCPNN của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010
Ngày cập nhật 05/09/2009

Chương trình vận động viện trợ PCPNN của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1472/QĐ-UBND ngày 27/6/2007 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế):

Phần I
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
XÚC TIẾN VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI
I. Cơ sỞ xây dỰng và đỊnh hưỚng nỘi dung chương trình
Chương trình vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài đến 2010 (sau đây gọi tắt là Chương trình), được xây dựng trên cơ sở tham chiếu các văn bản quan trọng sau đây:
- Chương trình Quốc gia xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2006-2010 ban hành kèm theo Quyết định số 286/2006/QĐ-TTg ngày 27/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ;
- Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế khóa XIII;
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006 - 2010 của tỉnh;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020;
 
II. MỤc tiêu CỦa chương trình
1. Mục tiêu tổng quát
Tăng cường huy động, quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo và đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn.
2. Mục tiêu cụ thể
- Định hướng giúp các địa phương và các tổ chức NGO trong quá trình tìm đối tác, lĩnh vực, địa bàn cung cấp nguồn viện trợ phi chính phủ.
- Tăng cường việc xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các địa phương, cơ quan, đoàn thể với các tổ chức NGO trên địa bàn cũng như các NGO khác;
- Phát huy hiệu quả của việc vận động và sử dụng nguồn vốn phi chính phủ thông qua việc giám sát, đánh giá;
- Tăng cường đối ngoại nhân dân;
- Góp phần tăng nguồn ngân sách để đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh;
- Đảm bảo an ninh quốc phòng.
 
III. NỘi dung chương trình
1.       Định hướng chung
Việc vận động viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược xoá đói - giảm nghèo của tỉnh và trên cơ sở các lợi thế, lĩnh vực ưu tiên của các NGO nhằm phát huy hiệu quả cao nhất vốn viện trợ, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.  
2. Định hướng theo lĩnh vực
Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2006-2010 của tỉnh, các lĩnh vực cần ưu tiên vận động NGO được xác định như sau:
            a) Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản) kết hợp xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân:
- Phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp, thuỷ sản;
- Phát triển các ngành nghề, thủ công mỹ nghệ;
- Phát triển hạ tầng nông thôn qui mô nhỏ thiết yếu cho người nghèo     (giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế...);
- Vệ sinh môi trường nông thôn;
- Tín dụng quay vòng;
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học trong nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn.
b) Hỗ trợ phát triển ngành y tế:
- Phát triển nguồn nhân sự; nâng cấp, xây dựng hạ tầng cơ sở y tế; cung cấp trang thiết bị và chuyển giao công nghệ cho các trường đào tạo y tế, các bệnh viện, trạm xá các tuyến huyện và xã;
- Hỗ trợ việc thực hiện các chương trình quốc gia về phòng chống sốt rét, lao phổi, chống phong, sốt xuất huyết, nước sạch và vệ sinh môi trường; phòng, chống HIV/AIDS;
c) Dân số, gia đình và trẻ em:
 - Hỗ trợ các hoạt động dân số như kế hoạch hóa gia đình, kiểm soát tỷ lệ sinh, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản...
d) Giáo dục:
- Phát triển nguồn nhân lực cho ngành giáo dục, đặc biệt là đội ngũ giáo viên các cấp ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số;
- Nâng cấp và xây dựng kiên cố, hiện đại các trường đại học, trung học cơ sở, tiểu học, mẫu giáo và các trường mầm non;
- Cung cấp giáo viên tình nguyện các chuyên ngành cho các trường đào tạo chuyên sâu, các trường phổ thông.
đ) Đào tạo, dạy nghề:
- Xây dựng chương trình đào tạo, dạy nghề phù hợp định hướng phát triển của tỉnh; 
- Xây dựng cơ sở và cung cấp trang thiết bị cho các trường, các trung tâm dạy nghề;
- Đào tạo, dạy nghề gắn với việc làm cho các đối tượng yếm thế trong xã hội, người khuyết tật.
e) Giải quyết các vấn đề xã hội:
- Phát triển các trung tâm giáo dục trẻ em mồ côi, khuyết tật, lang thang;
- Hỗ trợ các chương trình định cư và cải thiện điều kiện sống của dân vạn đò;
- Hỗ trợ nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam;
- Xóa nhà tạm cho người nghèo, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng dễ bị ảnh hưởng của thiên tai;
- Tuyên truyền, phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn giao thông.
g) Môi trường:
- Bảo vệ môi trường (trồng và bảo vệ rừng, vệ sinh môi trường, nguồn nước, xử lý rác thải…);
- Các chương trình truyền thông bảo vệ môi trường;
- Quản lý tài nguyên thiên nhiên;
- Bảo tồn động vật hoang dã và đa dạng sinh học;
- Khắc phục hậu quả chiến tranh (xử lý vật liệu chưa nổ, chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh).
h) Phòng, giảm thiểu thảm họa thiên tai và cứu trợ khẩn cấp:
- Xây dựng hệ thống cảnh báo bão lũ, gia cố đê điều; gia cố nhà chống bão;
- Cứu trợ khẩn cấp (cung cấp thuốc men, lương thực, nhà ở, tái thiết hạ tầng cơ sở sản xuất) khi xảy ra thiên tai.
k) Văn hóa, thể thao:
- Tuyên truyền giá trị văn hóa và bảo vệ văn hóa phi vật thể, bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống và các di sản văn hóa;
- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành nghệ thuật truyền thống của Huế;
- Phục hồi, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản, di tích;
- Hỗ trợ, tổ chức giao lưu quốc tế trong khuôn khổ Festival Huế.
m) Du lịch:
-Quy hoạch phát triển du lịch; 
- Hỗ trợ các tuyến du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái…
 
3. Định hướng theo địa bàn
a) Khu vực đô thị:
- Đào tạo, dạy nghề gắn với tạo việc làm;
- Phát triển ngành, nghề thủ công; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ;
- Chăm sóc sức khỏe, chú trọng các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ các cơ sở y tế chuyên sâu và các tổ chức xã hội; đào tạo và đào tạo lại cán bộ y tế;
- Phòng, chống HIV/AIDS, tệ nạn ma tuý, mại dâm;
- Hỗ trợ các hoạt động dân số như kế hoạch hóa gia đình, kiểm soát tỷ lệ sinh, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản...
- Hỗ trợ định cư và cải thiện cuộc sống của dân vạn đò;
- Trợ giúp các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn (trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, người khuyết tật…);
- Tuyên truyền giá trị văn hóa và bảo vệ văn hóa phi vật thể, bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống và các di sản văn hóa;
- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành nghệ thuật truyền thống của Huế;
- Phục hồi, tôn tạo các di tích;
- Phát triển du lịch.
b) Khu vực nông thôn:
Trong giai đọan 2006-2010, ưu tiên vận động viện trợ cho các huyện nghèo vùng cát, vùng đầm phá ven biển, vùng đồng bằng trong các lĩnh vực:
- Phát triển nguồn nhân lực cho ngành giáo dục;
- Nâng cấp và xây dựng kiên cố, hiện đại các trường, trung học cơ sở, tiểu học và mẫu giáo;
- Các hoạt động dân số như kế hoạch hóa gia đình, kiểm soát tỷ lệ sinh, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản…;
- Hỗ trợ nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam;
- Xóa nhà tạm cho người nghèo, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng dễ bị ảnh hưởng của thiên tai;
- Khắc phục hậu quả chiến tranh (xử lý vật liệu chưa nổ, chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh);
- Xây dựng hệ thống cảnh báo bão lũ, nhà chống bão; gia cố đê điều;
- Cứu trợ khẩn cấp (cung cấp thuốc men, lương thực, nhà ở, tái thiết hạ tầng cơ sở sản xuất) khi xảy ra thiên tai;
- Hỗ trợ định cư và cải thiện cuộc sống của dân vạn đò trên vùng đầm phá;
- Đào tạo, dạy nghề, phát triển ngành nghề thủ công; tạo cơ hội việc làm và thu nhập phi nông nghiệp; hỗ trợ các chương trình tín dụng và tiết kiệm dựa vào cộng đồng; hỗ trợ đào tạo xuất khẩu lao động;
- Phát triển khuyến nông, khuyến lâm; hỗ trợ phát triển hạ tầng sản xuất quy mô nhỏ như các công trình thủy lợi, trạm bơm, đường liên thôn…; xây dựng các mô hình phát triển nông thôn tổng hợp, phát triển nông thôn theo vùng, phát huy đặc điểm và lợi thế của từng vùng; vệ sinh môi trường nông thôn;
- Bảo vệ và cải thiện môi trường (trồng và bảo vệ rừng, rừng ngập mặn, xử lý rác thải); bảo tồn động vật hoang dã và đa dạng sinh học;
- Phát triển mô hình phòng chống và giảm nhẹ thiên tai dựa vào cộng đồng;
- Nâng cao năng lực cảnh báo bão lũ; gia cố nhà chống bão.
 
Phần II
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 
I. Các giẢi pháp thỰc hiỆn
1. Xây dựng danh mục dự án ưu tiên xúc tiến vận động nguồn tài trợ phi chính phủ.
2.Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức phi chính phủ vào hoạt động và triển khai dự án tại địa bàn.
- Đề xuất với PACCOM và Chính phủ, các Bộ ngành liên quan (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính) phân cấp hơn nữa về nguồn vốn và lĩnh vực cho tỉnh trong việc phê duyệt các dự án NGO.
- Thông tin rộng rãi về các qui định, chính sách của tỉnh giúp các NGO nắm được các thủ tục liên quan đến công tác phê duyệt và triển khai dự án NGO trên địa bàn.
- Cụ thể hoá các qui định của Chính phủ liên quan đến chính sách thuế, bảo hiểm xã hội... đối với các cá nhân đang làm việc cho các tổ chức NGO, bao gồm cả người Việt lẫn người nước ngoài.
- Tiếp tục động viên, khuyến khích, khen thưởng đối với các tổ chức NGO và cá nhân có thành tích và đóng góp đáng kể cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; các tổ chức trong nước thực hiện tốt công tác vận động nguồn NGOs.
2. Duy trì và phát triển các mối quan hệ hợp tác với các đối tác phát triển, định hướng viện trợ vào những lĩnh vực, địa bàn được tỉnh ưu tiên.
- Các ngành, địa phương có trách nhiệm cung cấp thông tin thường xuyên về nhu cầu một cách có hệ thống cho các cơ quan tổng hợp (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ...) để chia sẻ rộng rãi với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài;
- Xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin đa chiều liên quan đến kế hoạch kinh tế - xã hội, định hướng phát triển của Tỉnh cũng như chương trình hành động của các tổ chức NGO, các nhà tài trợ để trên cơ sở đó cùng xem xét và xây dựng kế hoạch hợp tác dài hạn;
- Có kế hoạch tổ chức giao ban hàng quí, các hội thảo với các tổ chức NGO, các đối tác phát triển trên địa bàn để triển khai tốt công tác lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn;
- Thiết lập các mối quan hệ mới với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các cơ quan hợp tác phát triển song phương và đa phương thông qua việc tổ chức các buổi làm việc trực tiếp với các Đại sứ quán, các chuyến công tác nước ngoài, các mối quan hệ bắc cầu.
3. Tăng cường công tác giám sát và đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả viện trợ:
- Xây dựng một diễn đàn trao đổi thông tin và kinh nghiệm dự án cho các tổ chức NGO trên địa bàn, tạo điều kiện cho việc nắm bắt thông tin và lồng ghép nguồn vốn của cơ quan quản lý, tránh sự tài trợ chồng chéo về lĩnh vực hay địa bàn .
- Tăng cường cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan đến công tác vận động, sử dụng và quản lý nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài theo đúng pháp luật hiện hành.
- Tăng cường thúc đẩy mô hình tham gia giám sát các dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài của các tổ chức xã hội và cộng đồng.
4. Tăng cường nguồn nhân lực trong công tác phi chính phủ nước ngoài
- Tăng cường đào tạo bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác phi chính phủ nước ngoài ở các cấp về các kỹ năng xây dựng, vận động, quan hệ, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá các dự án phi chính phủ nước ngoài… và nắm vững các quy định của Nhà nước;
- Tăng cường chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong đội ngũ những người Việt Nam làm việc cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
5. Củng cố và tăng cường năng lực các cơ quan đầu mối về công tác phi chính phủ nước ngoài, đảm bảo có cán bộ chuyên trách, có kinh nghiệm và được đào tạo đáp ứng được yêu cầu của công tác vận động, quản lý và sử dụng viện trợ hiệu quả.
 
II. TỔ chỨc thỰc hiỆn
1.       Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu cho lãnh đạo tỉnh về việc ban hành các chủ trương, biện pháp, chính sách vận động tài trợ phi chính phủ nước ngoài;phối hợp với các cơ quan liên quan hỗ trợ, hướng dẫn các ngành, các địa phương, các tổ chức đoàn thể xây dựng danh mục các dự án vận động tài trợ của nước ngoài; điều phối việc triển khai Chương trình vận động của tỉnh.
- Là cơ quan đầu mối trong việc điều phối và quản lý các khoản viện trợ theo chương trình, dự án do nước ngoài tài trợ (tiếp nhận hồ sơ thẩm định và trình phê duyệt dự án theo Quyết định 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ, tổng hợp tình hình viện trợ báo cáo UBND tỉnh…).
   2. Sở Ngoại vụ :
- Là cơ quan đầu mối về công tác vận động viện trợ, tranh thủ viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, trước hết là các tổ chức có văn phòng dự án tại Huế.
- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và địa phương thực hiện đúng các qui định của Nhà nước về trình tự, thủ tục và nội dung làm việc với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
3. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh:
- Triển khai công tác vận động viện trợ, theo dõi, tổng hợp và cung cấp thông tin về công tác vận động và quan hệ với các tổ chức chính phủ nước ngoài cho các ngành, địa phương.
- Tham gia kêu gọi cứu trợ khẩn cấp của các tổ chức phi chính phủ khi Tỉnh gặp thiên tai và trong các trường hợp khẩn thiết theo chủ trương của UBND tỉnh.
4. Sở Tài chính:
- Bố trí vốn xây dựng và triển khai Chương trình trong ngân sách hàngnăm.
- Tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác quản lý tài chính đối với khoản viện trợ do các tổ chức phi chính phủ nước ngoài viện trợ cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội theo qui định Nhà nước.
- Chịu trách nhiệm chính trong việc tiếp nhận, thẩm định các hồ sơ trình phê duyệt liên quan đến các khoản viện trợ phi dự án, các khoản cứu trợ khẩn cấp.
- Hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo về tình hình sử dụng và quản lý nguồn viện trợ trên cơ sở qui định của pháp luật về quản lý tài chính .
5. Các ngành, huyện và thành phố, các cơ quan đoàn thể, cá nhân, cơ quan trung ương trên địa bàn:
- Căn cứ theo Chương trình để cụ thể hoá các ưu tiên trong vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên cơ sở tình hình thực tế của đơn vị mình.
- Chỉ đạo, giám sát việc vận động, tiếp nhận và quản lý nguồn viện trợ của các đơn vị trực thuộc theo đúng qui định Nhà nước.
6. Ngân sách cho việc xây dựng và triển khai Chương trình vận động được trích từ ngân sách nhà nước./.
 
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Đã Ký)

                                         Nguyễn Xuân Lý

Các tin khác
Xem tin theo ngày