Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 21.366.407
Truy cập hiện tại 3.456
Tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt là các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong việc giải quyết các vấn đề xã hội ở Việt Nam
Ngày cập nhật 23/01/2015

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đặc biệt là khi phát triển nền kinh tế thị trường, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phải đối mặt với những vấn đề xã hội nẩy sinh như (i) vấn đề trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ bị xâm hại, bạo lực, bóc lột và sao nhãng; (ii) vấn đề người khuyết tật; (iii) vấn đề người già cô đơn không có nguồn thu nhập; (iv) tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em; (v) vấn đề sử dụng ma túy; (vi) vấn đề mại dâm; (vii) Vấn đề nghiên rượu và các chất gây nghiện khác; (viii) Vấn đề nghèo đói, phân hóa giầu nghèo, phân tầng xã hội;  (ix) vấn đề thất nghiệp; (x) dân đề di dân tự do, đặc biệt là di dân từ nông thôn ra thành thị; (xi) vấn đề nạo phá thai lứa tuổi vị thành hôn, (xii) vấn đề tảo hôn; (xiii) Vấn đề HIV/AIDs; (xiv) Vấn đề tại nạn thương tích…

Song song với quá trình phát triển kinh tế, các quốc gia đều phải tìm các giải pháp đối phó với các vấn đề xã hội nẩy sinh, chỉ có điều mức độ các vấn đề xã hội đó ở mỗi nước, mỗi giai đoạn có khác nhau mà thôi. Thông thường các nước phát triển sớm và nhanh, thường phải đối phó với các vấn đề xã hội đó trước so với các nước nghèo, các nước đang phát triển. Điều này có lợi cho các nước đi sau, vì ít nhiều họ cũng học được kinh nghiệm của các nước đi trước. Do vậy việc tăng cường hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề xã hội là một xu hướng tất yếu của các nước nghèo, nước đang phát triển hay nói một cách khác là các nước đi sau. Trong quá trình hợp tác quốc tế đó diễn ra theo ba mối quan hệ chính đó là hợp tác giữa Chính phủ với các tổ chức quốc tế như UNDP, UNICEF, WHO, ILO, gọi chung là hợp tác đa phương; thứ hai là hợp tác giữa các chính phủ với các chính phủ đó là hợp tác song phương và ba là hợp tác giữa chính phủ với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (TCPCPNN). Hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhất là các nước nghèo, nước đang phát triển như Việt Nam đều duy trì cả ba mối quan hệ hợp tác này. Mỗi loại hình tổ chức quốc tế đều có thế mạnh riêng về mặt định hướng phát triển chính sách, cơ chế hoặc tài chính hay kinh nghiệm can thiệp giải quyết các vấn đề xã hội.

Trong quá trình đối phó với các vấn đề xã hội, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài như một xu thế tất yếu; Việc hình thành các tổ chức phi chính phủ ban đầu là nhằm đề giải quyết các vấn đề xã hội nẩy sinh ngay tại nước sở tại, khi các vấn đề xã hội đó còn ở quy mô nhỏ, nhưng khi các vấn đề xã hội diễn ra oqr quy mô lớn, đòi phải phải có nguồn lực tài chính lớn, nhân lực lớn thì nhà nước phải hình thành chính sách cơ chế, chương trình để can thiệp dối phó với các vấn đề xã hội nẩy sinh. Chính từ lịch sử hình thành như vậy mà các tổ chức phí chính phủ nước ngoài có khá nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội ở tầm vi mô, tầm cơ sở. Sau này khi các vấn đề xã hội ở nước sở tại cơ bản được giải quyết thì các tổ chức phi chính phủ mới mở rộng tầm hoạt động ra nhiều nước trên thế giới, chủ yếu là để giúp các nước nghèo, các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Hợp tác giữa chính phủ với các TCPCPNN: Kể từ sau khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường thì các TCPCPNN mới có cơ hội vào Việt Nam, đặc biệt là khi Việt Nam thực hiện công cuộc giảm nghèo, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, hướng vào nhóm trẻ em, nhóm nghèo nhất, nhóm yếu thế và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong những năm qua Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã hợp tác với nhiều tổ chức đa phương quốc tế như  UNDP; WHO, ILO, UNICEF…Hợp tác song phương với các nước như  Nhật Bản (JICA), Cộng hòa Liên Bang Đức (GTZ); Hàn Quốc, Thụy Điển, Na Uy, Vương quốc Anh (DFID), Bỉ, Hà Lan, Pháp… Đồng thời cũng hợp tác với hàng chục tổ chức phi chính phủ nước ngoài để giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người già, người khuyết tật, vấn đề ma túy, mãi dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em, nghèo đói và thất nghiệp…như Plan;  Wourd Vision; Child Fund; Save The Children;  Action Aid; Catherlic replipe service (CRS); Meiserio; Atlantic; VNAH;  Đông tây Hội ngộ…

Thế mạnh của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hợp tác với các cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ trong nước tham gia vào giải quyết các vấn đề xã hội đó là: (i) kinh nghiệm thực hành can thiệp giải quyết các vấn đề xã hội ở cấp cơ sở; (ii) là việc thiết lập các mô hình can thiệp trợ giúp các đối tượng xã hội dựa vào cộng đồng; (iii) là sự huy động sự tham gia của cộng đồng và tăng cường tính tự chủ của cộng đồng trong việc tự giải quyết các vấn đề xã hội của bản thân đối tượng; (iv) Thử nghiệm cơ chế chính sách can thiệp trợ giúp các đối tượng xã hội…Một vài ví dụ minh họa về việc thực hiện dự án hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài:

 (i) Dự án hỗ trợ giảm nghèo của Tổ chức Miserio Cộng hòa liên bang Đức phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội từ 1996- 2013, bài học thành công từ dự án này là tăng cường năng lực, tăng cường tính tự chủ của người dân trọng các hoạt động giảm nghèo; sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng trong việc quyết định lựa chọn hoạt động của dự án tại cộng đồng và tham gia đóng góp công sức, tiền của trong quá trình xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ trên địa bàn thôn, xóm hoặc của xã. và người dân cũng là người tự quản lý, sử dụng, duy tu bảo dưỡng công trình khi công trình đưa vào sử dụng.

(ii) Dự án hợp tác với tổ chức Plan International về xây dựng đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em thuộc ủy ban dân số gia đình và trẻ em trước đây (nay là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội); với sự hỗ trợ của Plan, đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em đã được hình thành và đi vào hoạt động, từ năm 2004 và trở thành thành viên thứ 50 của tổ chức đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em quôc tế (CHI). Đường dây có nhiệm vụ tiếp nhận các cuộc gọi của trẻ em, người chăm sóc trẻ trên phạm vi toàn quốc, tư vấn trợ giúp trẻ em có vấn đề về tâm lý xã hội, cung cấp thông tin cho trẻ em và người chăm sóc trẻ; kết nối dịch vụ bảo vệ trẻ em. Sau 9 năm hoạt động, Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em đã tiếp nhận khoảng 1,5 triệu cuộc gọi của trẻ em và người chăm sóc trẻ; trong đó có khoảng 17% cuộc gọi được kết nối dịch vụ can thiệp, trợ giúp; đường dây lúc đầu trực 14 giờ trong một ngày, hiện nay đã trực tăng lên 24/24 giờ trong ngày, năng lực thực tế hiện nay là có thể tiếp nhận 200 ngàn cuộc gọi/năm. Bên cạnh đó, đường dây này còn thực hiện các dịch vụ tư vấn, tham vấn, trị liệu tâm lý xã hội trực tiếp cho trẻ em tại trụ sở của đường dây, ngoài ra đường dây còn tham gia giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em ở các cơ sở giáo dục;

(iii) Chương trình hợp tác giữa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội với 5 tổ chức quốc tế (Plan, Would Vision, Child Fund, Save The Children, Unicef) từ năm 2009 đến này về xây dựng Hệ thống bảo vệ trẻ em trên địa bàn 126 xã thuộc 30 huyện của 15 tỉnh, thành phố. Với một cơ chế phối hợp linh hoạt (dựa vào một bản cam kết thỏa thuận cùng thực hiện sẽ sự chỉ đạo chung của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) các tổ chức đã thống nhất được cách thức, cơ chế, triển khai xây dựng mô hình và chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. Nhờ việc triển khai thí điểm hệ thống bảo vệ trẻ em này thành công mà các tổ chức nêu trên cũng đã hỗ trợ Bộ lao động nghiên cứu xây dựng và trình Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 vào đầu năm 2011.

Kinh nghiệm thực tiến cho thấy, trong quá trình thực hiện các dự án hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có ưu thế nổi bật là đội ngũ cán bộ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài bán rất sát cơ sở, địa bàn thực hiện dự án,và  rất chủ động trong việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện dự án ở cấp địa phương cơ sở, trong đó việc tăng cường kỹ năng thực hành luôn là mối quan tâm hàng đầu.

Hầu hết các dự án hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đều quan tâm đến hiệu quả và tính bền vững của dự án, coi đây là một tiếu chí quan trọng để đánh giá mức độ thành công của dự án.Do vậy các cơ quan chính phủ cũng như các địa phương là đối tác thực hiện dự án cần chủ động nâng cao tinh thần làm chủ, tính hiệu quả, tính bền vững của các dự án. Bên cạnh đó sự cam kết mạnh mẽ của các đối tác trong việc thực hiện dự án cũng làm cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài yên tâm hơm.

Trên đây là một số bài học kinh nghiệm hợp tác với các TCPCPNN trong việc giải quyết các vấn đề xã hội ở Việt Nam; chúng tôi hy vọng sẽ được tiếp tục hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong việc giúp đỡ các đối tượng xã hội, để đemlại cho họ cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn./.

 

COMINGO
Các tin khác
Xem tin theo ngày