Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 21.643.003
Truy cập hiện tại 25.329
Quy định chung về các hình thức giấy phép hoạt động
Ngày cập nhật 23/11/2011

Các quy định chung về thủ tục đăng ký giấy phép hoạt động tại Việt Nam dưới đây được trích dẫn từ Chương I của Quy chế hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 340/TTg ngày 24/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 1.- Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, dưới đây viết tắt là TCPCP, để được tiến hành các hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam không vì mục đích lợi nhuận hoặc các mục đích khác, phải được phép của Chính phủ Việt Nam dưới các hình thức: Giấy phép hoạt động, Giấy phép lập Văn phòng dự án hoặc Giấy phép lập Văn phòng đại diện.

Điều 2.- TCPCP được xét cấp Giấy phép hoạt động khi có đủ các điều kiện:

1.       Có tư cách pháp nhân theo pháp luật nước mình hoặc pháp luật của nước cho đặt trụ sở chính.

2.       Có điều lệ, tôn chỉ mục đích hoạt động rõ ràng.

3.       Đã có hoặc dự kiến có các chương trình, dự án phát triển, nhân đạo tại Việt Nam phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước Việt Nam; cam kết chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam và tôn trọng phong tục, tập quán truyền thống của Việt Nam.

Điều 3.- TCPCP được xét cấp Giấy phép lập Văn phòng dự án khi có đủ các điều kiện:

1.       Đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm 1, điểm 2, Điều 2 của Quy chế này.

2.       Có chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt và quy mô, tính chất của chương trình, dự án đó đòi hỏi sự điều hành, giám sát thường xuyên, tại chỗ.

Điều 4.- TCPCP được xét cấp Giấy phép lập Văn phòng đại diện tại Hà Nội khi có đủ các điều kiện:

1.       Đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm 1, điểm 2, Điều 2 của quy chế này.

2.       Đã có chương trình, dự án viện trợ có hiệu quả tại Việt Nam trong ít nhất 2 năm trước đó.

3.       Trong quá trình hoạt động ở Việt Nam luôn luôn tôn trọng pháp luật Việt Nam và phong tục, tập quán truyền thống của Việt Nam.

4.       Hiện có các chương trình, dự án Viện trợ dài hạn (từ 2 năm trở lên) tại Việt Nam và đã được cấp có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt.

Điều 5.- Cơ quan có thẩm quyền xét cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hoặc thu hồi các loại Giấy phép là Uỷ ban Công tác về các Tổ chức Phi Chính phủ Nước ngoài (viết tắt là Uỷ ban). Cơ quan thường trực về công tác phi chính phủ nước ngoài của Uỷ ban là Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam (viết tắt là Liên hiệp)./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày