Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 21.340.304
Truy cập hiện tại 1.474
Luật căn cước công dân năm 2014
Ngày cập nhật 28/05/2015

Luật Căn cước công dân số 59/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2014 là Luật đầu tiên ghi nhận về việc căn cước công dân với nhiều điểm mới tích cực, góp phần thiết lập hệ thống chuẩn hóa toàn bộ dữ liệu Công dân Việt Nam, từ đó đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và thiết lập hệ thống Chính phủ điện tử của Việt Nam sắp tới.

Luật Căn cước công dân gồm 6 Chương, 39 Điều quy định về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; quản lý, sử dụng thẻ Căn cước công dân; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật căn cước công dân. Hệ thống hồ sơ, tài liệu về căn cước công dân, được quản lý, phân loại, sắp xếp theo trình tự nhất định để tra cứu và khai thác thông tin là tàng thư căn cước công dân.

Tất cả thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin được tập hợp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Việc quản lý căn cước công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên trách thuộc Công an nhân dân.

Luật đã dành hẳn Chương II để quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, làm rõ mối quan hệ với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm tập hợp các thông tin gốc, cơ bản về công dân, từ đó phát triển Thẻ công dân điện tử để phục vụ hiệu quả cho công dân trong tham gia các giao dịch dân sự và góp phần đắc lực cho hoạt động quản lý của Nhà nước về dân cư. Việc bổ sung quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong Luật cũng nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đồng thời, là cơ sở để cấp, quản lý số định danh cá nhân, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, công khai, minh bạch, thuận lợi cho người dân.

Việc sử dụng Thẻ căn cước công dân sẽ dần thay cho Chứng minh nhân dân, bảo đảm phục vụ tốt yêu cầu quản lý dân cư và hội nhập quốc tế; từng bước thực hiện Chính phủ điện tử. dụng đến hết thời hạn theo quy định. Để không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của người dân đang sử dụng Chứng minh nhân dân, Điều 38 của Luật quy định khi công dân có yêu cầu thì sẽ được đổi Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân. Đồng thời, các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.

Luật quy định định rõ lộ trình chuyển đổi từ Chứng minh nhân dân sang sử dụng Căn cước công dân, theo đó, các loại biểu mẫu đã phát hành có quy định sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019. Địa phương chưa có điều kiện về cơ sở hạ tầng thông tin, vật chất, kỹ thuật và người quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để triển khai thi hành theo Luật này thì công tác quản lý công dân vẫn thực hiện theo các quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực; chậm nhất từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 phải thực hiện thống nhất theo quy định của Luật này.

Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân, Số thẻ Căn cước công dân chính là số định danh cá nhân. Như vậy, việc cấp giấy khai sinh cho trẻ em dưới 14 tuổi vẫn được thực hiện.

Luật quy định cụ thể trường hợp được đổi lại Thẻ Căn cước công dân và trường hợp được cấp lại Thẻ căn cước công dân (Điều 21, 23). Theo đó, những trường hợp được đổi lại thẻ là khi: công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi; Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được; Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân và khi công dân có yêu cầu.

Trường hợp được cấp lại Thẻ căn cước công dân là khi: bị mất thẻ Căn cước công dân hoặc được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.

Thẻ Căn cước công dân bị thu hồi (Điều 28) trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

Thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp: Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù. Trong thời gian bị tạm giữ thẻ Căn cước công dân, công dân được cơ quan tạm giữ thẻ Căn cước công dân cho phép sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.

Công dân được trả lại thẻ Căn cước công dân khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Công dân có thể lựa chọn một nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân tại: cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an; cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương; Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Luật Căn cước công dân có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày