Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các bộ, ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 21.915.226
Truy cập hiện tại 14.749
Danh sách các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài
Ngày cập nhật 21/07/2009

Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài - cầu nối đưa hàng hóa Việt Nam ra thị trường thế giới

Để hàng hoá của Việt Nam có mặt ngày càng nhiều hơn ở thị trường thế giới, đòi hỏi sự đóng góp không nhỏ của các tham tán thương mại, các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với vai trò xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường. Năm 2008, với mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu đi liền với giảm nhập siêu, Bộ Công Thương đã xác định công tác tham tán sẽ tập trung vào hoạt động xúc tiến xuất khẩu, đẩy mạnh việc khai thác thị trường truyền thống, thị trường trọng điểm, đồng thời phát triển thị trường mới, kết hợp hoạt động xúc tiến thương mại với xúc tiến đầu tư.

Theo quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thương vụ tại các nước, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế mà Bộ Công Thương vừa ban hành, một trong những chức năng quan trọng của Thương vụ là dự báo nhu cầu thị trường; đề xuất các giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa, quan hệ kinh tế-thương mại, công nghiệp, dịch vụ thương mại.

Bên cạnh việc theo dõi diễn biến, dự báo thị trường, Thương vụ còn có nhiệm vụ phát hiện việc các nước sở tại áp dụng các biện pháp làm hạn chế hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, như: chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ, các rào cản thương mại, phân biệt đối xử, đưa thông tin sai lệch về hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam... đề xuất biện pháp để kịp thời xử lý; kiến nghị Chính phủ, Bộ Công Thương và các ngành hữu quan để tháo gỡ rào cản, đàm phán, thương lượng với nước sở tại.

Để xúc tiến thương mại, dịch vụ, đầu tư công nghiệp, Thương vụ Việt Nam vừa có trách nhiệm hướng dẫn thương nhân nước ngoài tìm hiểu thị trường, tập quán, chính sách kinh tế thương mại, phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa, đầu tư công nghiệp, dịch vụ thương mại và các quy định pháp luật liên quan của Việt Nam; đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn thương nhân Việt Nam tìm hiểu các thông tin liên quan về nước sở tại, bảo vệ các dự án cũng như quyền lợi của các doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài.

Thương vụ chịu sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công Thương về chuyên môn, sự quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao về chính trị, đối ngoại, an ninh. Thương vụ do Tham tán Công sứ, Tham tán Thương mại hoặc Tùy viên phụ trách./.

Tập tin đính kèm:
Theo website Chính phủ
Các tin khác
Xem tin theo ngày